Chuyện kể sau 23 năm

Bây giờ khu di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An trở thành địa chỉ khuyến học nổi tiếng của cả nước, lòng tôi vui sướng vô cùng.

Ngày 20 tháng 11 năm 1997, tôi thấy hàng ngàn học sinh mang hoa tới trường tặng thầy cô giáo. Vậy mà có một người thầy CỦA MUÔN ĐỜI nằm dưới chân núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương thì chưa thấy ai đến tặng hoa, tôi vội gọi anh Đào Xuân Thế, phó văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, chuẩn bị cho tôi một mâm lễ và cùng tôi lên thắp hương cho thầy Chu Văn An. Đến Chí Linh, tôi mới anh Nguyễn Văn An, phó Chủ tịch HĐND huyện, cùng đi. 11g 30’ đến nơi, gặp một bà cụ tên là Dậu, bà cụ reo lên và nói: ”Ông ấy đến đây rồi “. Tôi ngỡ ngàng và hỏi lại cụ. “Thưa cụ có việc gì vậy ạ ?”

Bà cụ liền nói: ” Đêm qua tôi nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ về báo mộng. Hôm nay sẽ có người lên thắp hương cho thầy, con đón và đưa ông ấy lên mộ ta .“ nói rồi cụ biến mất, tôi ngồi chờ tử sáng, giờ mới thấy ông lên, chắc là người mà cụ báo mộng đây rồi nên tôi reo vui vậy thôi. Nào mời ông lên thắp hương cho thầy kẻo muộn. Theo chân bà cụ, tôi lên thắp hương nơi mộ thầy, lòng tôi sẽ lại, mộ Thầy Chu Văn An lại đơn sơ thế này ư? (ảnh dưới)

Ra về, tôi suy nghĩ mãi làm sao có ngay được vài trăm triệu để tu bổ mộ và đền thờ mà hạng mục nào cũng xuống cấp chỉ còn lại phế tích, ngân sách nhà nước thì phải họp bàn thủ tục rườm rà mà bây giờ lại là cuối năm không thể có ngay được. Tôi liền nghĩ ra một cách: “Huy động từ giáo giới toàn tỉnh”, nhưng mấy ai biết mộ thầy ở giữa rừng sâu núi thẳm này mà ủng hộ.

Sau đó một tuần, tôi bàn với chị Nguyên, Giams đôc sở Giáo Dục Đào Tạo hồi bấy giờ, sẽ tổ chức giỗ thầy vào 25/11 / Âm lịch hàng năm. Năm đầu tiên tổ chức cắm trại ngay tại di tích và quanh mộ thầy để cho nhiều người biết đến. Nhân dịp này phát động giáo giới mỗi người một ngày lương xây đựng Đền thờ nhà giáo Chu Văn An.

Trong không khí linh thiêng đầm ấm, 45 trại mọc lên với đủ sắc màu, tiếng trống ếch, tiếng chiêng, hát hò vang lên giữa núi rừng Phượng Hoàng hùng vĩ và tươi đẹp, thầy giáo và phụ huynh học sinh ai ai cũng vui mừng phấn khởi, mong muốn được đóng góp vào việc hiếu nghĩa này, tôi phân công cho mỗi huyện một việc, phòng Giáo dục Chí Linh ưu tiên cho xây mộ theo mẫu đã được duyệt, giáo giới toàn tỉnh xây điện Lưu Quang. Đền thì tôi lên xin Bộ Trường bộ Giáo dục Trần Hồng Quân được 60 triệu đồng.

Nhân dân xã Văn An thấy vậy đề nghị cho được đóng góp. Tôi bàn với địa phương làm con đường vào di tích, thế là từ già đến trẻ mỗi người góp 5 ngày công, xẻ 4,5km đường ven theo sườn núi, tôi xin cho 5 công xe ủi của CTXL 3. Sau 9 tháng từ phế tích biến thành đi tích. Đó là công việc khởi đầu (chống xuống cấp) xây dựng đền thờ và mộ thầy.

Sau này (2003) để nâng cấp đền thờ khang trang hơn, xứng với công đức của thầy, tôi lên Hà Nội nhờ Công đoàn Giáo dục Việt Nam (Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn) phát đông giáo giới cả nước đóng góp được 3,6 tỷ đồng, việc này tôi mời anh Nguyễn Vĩnh Hiển GĐ sở GD-ĐT cùng đi, UBND Thành Phố Hà Nội cho 2,8 tỷ đồng, anh Đặng Việt Cường GG sở VH cùng dự, Bộ Văn hóa cho 7 tỷ đồng, bộ Giao thông cho 11km đường nối từ Văn An sang Cộng Hòa (Vốn dư của đường 18) mà sau này người ta đổ oan cho Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến làm đường vào Trang trại, tôi phải thanh minh cho anh ấy (vì tôi là người làm văn bản xin vốn).

Bây giờ khu lưu niệm nhà giáo Chu Văn An trở thành địa chỉ khuyến học nổi tiếng của cả nước, lòng tôi vui sướng vô cùng. Câu chuyện lúc đầu chỉ giản dị như vậy.

Nguyễn Hữu Oanh

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/chuyen-ke-sau-23-nam-79087