Chuyện khó tin về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc

Một số bí mật về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc thời phong kiến được giới chuyên gia giải mã. Trong số này có việc triều đình ủng hộ đa dạng văn hóa, có nhiều quý tộc là người nước ngoài...

Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà Đường nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo, mới lạ. Trong số này, có việc triều đình nhà Đường (tồn tại từ năm 618 - 906) có những chính sách cởi mở đối với các tôn giáo trong và ngoài nước.

Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà Đường nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo, mới lạ. Trong số này, có việc triều đình nhà Đường (tồn tại từ năm 618 - 906) có những chính sách cởi mở đối với các tôn giáo trong và ngoài nước.

Theo đó, thành Trường An dưới thời nhà Đường trở thành một trong những nơi phồn vinh nhất thế giới thời xưa. Nơi đây trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa nhiều nước.

Sự đa dạng về văn hóa góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhà Đường.

Vào thời kỳ hưng thịnh, triều đình nhà Đường tiếp đón các sứ giả và thương nhân đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Không những vậy, nhiều người hiền tài ở trong mọi lĩnh vực đến sống và cống hiến tài năng cho nhà Đường.

Dưới thời hoàng đế Đường Thái Tông (599 - 649), triều đình nước Khang (một nước cổ ở Trung Á, nằm giữa sông Syr Darya và sông Amu Darya) cống nạp một cây đào vàng bạc. Nó được đem trồng trong hậu viên cung đình nhà Đường.

Nhiều vương triều khác cũng cử sứ giả dâng tặng những bảo vật quý giá cho hoàng đế nhà Đường để thiết lập mối quan hệ gần gũi.

Với tư tưởng cởi mở, nhiều hoàng đế nhà Đường cho phép sứ giả các nước không cần quỳ lạy khi gặp mặt.

Do vậy, nhiều quý tộc nước ngoài tới du lịch, sinh sống, định cư ở Trường An và các nơi khác.

Thậm chí, một số người nước ngoài thi đỗ làm quan, lấy vợ sinh con ở Trung Quốc dưới thời nhà Đường.

Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-kho-tin-ve-nha-duong-noi-tieng-lich-su-trung-quoc-1533267.html