Chuyện lạ đời về quả chuông 200 tuổi bị 'thiến' ở Huế

Do lý lịch đặc biệt cùng âm thanh ngân vang kỳ lạ của mình mà quả chuông này đã phải chịu một số phận phũ phàng, đó là bị 'thiến'....

Được lưu giữ tại chùa làng La Chữ Chữ (xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chuông La Chữ là quả chuông duy nhất được đúc dưới thời Tây Sơn còn được lưu giữ. Xung quanh quả chuông này có một giai thoại lý thú được lưu truyền hàng trăm năm qua.

Được lưu giữ tại chùa làng La Chữ Chữ (xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chuông La Chữ là quả chuông duy nhất được đúc dưới thời Tây Sơn còn được lưu giữ. Xung quanh quả chuông này có một giai thoại lý thú được lưu truyền hàng trăm năm qua.

Theo đó, sau khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc xóa bỏ những dấu tích của triều Tây Sơn, quan quân nhà Nguyễn còn lùng tìm các vật bằng đồng để làm nguyên liệu đúc vũ khí. Do có tình cảm gắn bó với triều Tây Sơn, người làng La Chữ khi ấy đã quyết bảo vệ chuông.

Do sợ vua Gia Long nghe được tiếng chuông này (lang La Chữ cách kinh thành Huế hơn 7 cây số) mà cho tịch thu nên các bô lão trong làng đã tìm cách "thiến" chuông nhằm giảm tiếng vang. Việc thiến được thực hiện bằng cách khoan nhiều lỗ trên đỉnh rồi trám chì vào đó.

Dân làng còn xóa đi tên tướng Võ Văn Dũng được khắc trên chuông để người ngoài không biết đây là chuông của triều Tây Sơn. Mỗi lần có binh lính đi lùng, họ lại đem chuông giấu xuống giếng, rồi ngụy trang miệng giếng, nhờ vậy mà chuông La Chữ vẫn giữ được cho đến ngày hôm nay.

Theo một phiên bản khác của giai thoại này, thì chuông La Chữ bị “thiến” do tiếng vang kỳ lạ của mình. Tương truyền, mối khí đánh âm thanh của chuông đó có thể vang xa hàng chục dặm. Dân quanh Kinh thành nghe tiếng chuông tưởng triều đình có chuyện gì nên kéo nhau vào rất đông.

Sau những rắc rối từ tiếng chuông bí ẩn, vua bèn sai lính tìm kiếm tung tích quả chuông này. Sau khi biết đây là quả chuông đồng của làng La Chữ, vua đã ra lệnh cho dân làng phải làm cách gì đó để giảm bớt tiếng chuông đi, nếu không sẽ bị triều đình tịch thu.

Để tránh bị mất quả chuông, mà các bô lão trong làng đã La Chữ đã "thiến" nó nhằm giảm bớt âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh của quả chuông sau đó vẫn không suy giảm là mấy, nên không ai đánh nó nữa để khỏi gặp họa với triều đình.

Đến thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chuông La Chữ lại tiếp tục bị tổn thương. Đó là trong sự kiện Mậu Thân 1968, quân Mỹ đã thiêu rụi chùa La Chữ. Do làm bằng đồng nên chuông không thể cháy, nhưng lại bị thủng nhiều lỗ do trúng đạn Mỹ.

Ngày nay, mang những “vết sẹo” không bao giờ lành sau những thăng trầm lịch sử, chuông La Chữ vẫn ngân lên trong trẻo mỗi khi được đánh. Và không còn ai có thể ngăn cản tiếng chuông ấy ngân vang nữa.

Mời quý độc giả xem video: Đẹp ngỡ ngàng kiến trúc nhà vườn Huế. Nguồn: VTC10.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-la-doi-ve-qua-chuong-200-tuoi-bi-thien-o-hue-1403061.html