Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 2: Cuộc sống 'không lành' giữa sữa đậu nành và trứng gà

Kết hợp sữa đậu nành và trứng trong bữa ăn sẽ cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng bởi trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà.

Cả buổi tối, cô chủ nhỏ khó chịu, nhăn nhó chỉ vì đầy bụng inh ích. Cái bụng nhỏ của cô chẳng thể nào tiêu hóa nổi số thức ăn vừa nạp vào. Bụng lẩm bẩm: Ngoài món trứng của bà chủ làm thì cô cũng đâu ăn thêm gì nhỉ. Tại sao lại khó chịu thế này?

Cô chủ chạy đến bên bà chủ mè nheo vì cái bụng mãi vẫn chưa bớt khó chịu. Lúc này, bà chủ mới tra hỏi ngoài ăn món trứng ra thì cô còn ăn thêm gì không? Cô phụng phịu kể, lúc chiều ba cô chủ đón cô ở cổng trường có mua cho cô một cốc sữa đậu nành. Khi gần đến giờ ăn cơm, cô chủ mới mang ra uống hết.

Một ly sữa đậu nành hàng ngày có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng.

Một ly sữa đậu nành hàng ngày có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng.

Bà chủ nhăn nhó khi đã tìm ra nguyên nhân khiến cái bụng của cô đầy ích như vậy. Bà dặn cô chủ lần sau không được uống sữa đậu nành và ăn trứng gà cùng bữa.

Bụng ngẩn tò te nghe bà chủ giải thích: Sữa đậu nành có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với người tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt.

Nhưng khi kết hợp sữa đậu nành và trứng trong bữa ăn thì cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng bởi trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà.

Sữa đậu nành kết hợp với trứng gây khó tiêu, đầy bụng.

Bà chủ còn dặn dò:

1. Khi dùng sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống bởi trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.

2. Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành bởi trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

3. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không bởi các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thụ hoàn toàn.

4. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

5. Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

6. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

7. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành bởi đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,… đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

Sau một hồi nghe giảng, cái bụng được tiếp thu thêm một số kiến thức bổ ích. Sau này, nhất định bụng sẽ không để mình đầy hơi, khó tiêu khiến cô chủ khó chịu nữa.

Phong Linh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chuyen-nhung-cap-doi-khong-hoan-hao-2-cuoc-song-khong-lanh-giua-sua-dau-nanh-va-trung-ga-a450384.html