Chuyện tình như tiểu thuyết của anh hùng vận tải với cô gái xứ Nghệ

Anh hùng LLVTND Đoàn Minh Nguyệt được biết đến là người lập kỷ lục lái xe trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ông đã vận chuyển được hơn 1.000 tấn vũ khí, lương thực và đưa hàng trăm chiến sĩ vào chiến trường. Hằng năm, Đoàn Minh Nguyệt phải đi hơn 300 ngày, có tháng ròng rã cả 30 ngày liên tục ngồi trên xe. Chiếc Gaz 63 đã cùng anh đi 95.000km an toàn, vận chuyển trên 600 chuyến.

Anh hùng vận tải

Đã trải qua hơn 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng trông tướng mạo của anh hùng Đoàn Minh Nguyệt vẫn còn tinh anh lạ thường. Trong chiến tranh, ông là anh hùng trên trận tuyến; thời bình, ông là một cựu chiến binh miệt mài với mặt trận kinh tế, có nhiều đóng góp cho quê hương. Trong câu chuyện với hai vợ chồng ông tại nhà riêng ở xóm 22, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, chúng tôi hiểu thêm ở ông phẩm chất người lính Cụ Hồ trên cả hai trận tuyến. Anh hùng Đoàn Minh Nguyệt, SN 1932 ở xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo có 8 anh chị em.

Hai người anh em của ông (anh trai đầu và em trai thứ 6) đều đi bộ đội và hy sinh ở chiến trường. Chính điều đó cùng với hoàn cảnh lúc bấy giờ của đất nước nên mặc dù đã ngoài 30 tuổi, Đoàn Minh Nguyệt vẫn làm đơn tình nguyện nhập ngũ. Anh được biên chế vào Sư đoàn 308 và được cử đi đào tạo lái xe ở trường lái xe của quân đội. Một năm sau, anh được điều vào tuyến lửa, gắn bó mình với cái vôlăng trên các tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Tháng 1/1965, anh được biên chế vào Binh trạm 1, Cục Hậu cần Quân khu 4. Công việc của anh lúc bấy giờ là vận chuyển hàng hóa chi viện cho tiền tuyến. Nhận chiếc xe Gaz 63, anh bắt đầu những chuyến hàng đầu tiên, băng qua mưa bom, bão đạn để kịp thời phục vụ cho đồng đội nơi chiến trường.

Các cung đường ác liệt nhất như Truông Bồn, ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao, Tân Lập đều có dấu xe anh qua. Ngày ấy, máy bay Mỹ giội bom ồ ạt lên các cung đường trọng điểm, nên mỗi lần đi qua, Đoàn Minh Nguyệt đều phải dồn hết sức bình sinh và trí thông minh của mình để tránh né làn đạn, tìm mọi cách để đến nơi an toàn. Bốn năm trời gắn bó với chiếc xe Gaz, không biết bao nhiêu chuyến hàng, bao nhiêu con người đã được chi viện cho tiền tuyến từ bàn tay của người “tài xế” Đoàn Minh Nguyệt. Anh đã vận chuyển được hơn 1.000 tấn vũ khí, lương thực và hàng trăm chiến sĩ vào chiến trường.

Hằng năm, Đoàn Minh Nguyệt phải đi trên 300 ngày, có tháng ròng rã cả 30 ngày liên tục ngồi trên xe. Chiếc Gaz 63 đã cùng anh đi 95.000km an toàn, vận chuyển trên 600 chuyến để đưa người và hàng đến nơi đúng thời gian quy định. Sau Chiến dịch Mậu Thân 1968, địch đánh phá hủy diệt ngã ba Đồng Lộc, các tuyến đường luôn bị chia cắt, nhu cầu vận tải ngày càng tăng, chiếc Gaz 63 không còn đáp ứng được yêu cầu của thời thế. Nó được thay thế bằng chiếc Zil “khỏe” hơn, “hợp thời” hơn.

Cuối năm 1969, Đoàn Minh Nguyệt được cử làm Tiểu đội trưởng chỉ huy 3 chiếc Zil chở hàng và vũ khí chi viện cho chiến trường Lào. Với những thành tích xuất sắc đó, anh đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, vinh dự được Bác Hồ gắn Huy hiệu của Người tại Đại hội điển hình lái xe miền Bắc năm 1968 và ngày 25/8/1970, Đoàn Minh Nguyệt được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Phải lòng người con gái xứ Nghệ

Chiến tranh đưa Đoàn Minh Nguyệt về với Quân khu 4, về với mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Để rồi cũng chính trên mảnh đất này, ông đã gặp được một nửa yêu thương của cuộc đời mình-bà Nguyễn Thị Tuất, vợ ông bây giờ. Trong câu chuyện với chúng tôi, cả ông Nguyệt và bà Tuất đều rất đỗi tự hào khi vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến được với nhau, đặng xây đắp một tình yêu nồng ấm, ngọt ngào trên đất nghèo xứ Nghệ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 chị em ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Tuất ngày ấy được coi là con chim đầu đàn của huyện trong các phong trào thi đua tăng gia sản xuất. Năng nổ, hoạt bát, thông minh và đầy nhiệt huyết, sớm tham gia vào cơ cấu tổ chức Đoàn, xã rồi lên huyện, trưởng thành từ các chức vụ khá chủ chốt lúc bấy giờ như Phó bí thư Đảng ủy xã Nghi Phong, Đội trưởng đội dân quân xã trong nhiều năm liền. Đoàn Minh Nguyệt nhớ lại, hai ông bà gặp nhau trong hoàn cảnh khá đặc biệt.

Ấy là vào năm 1968, Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức Đại hội đoàn viên, thanh niên ưu tú đang sống và làm việc trên quê hương Bác Hồ. Đoàn Minh Nguyệt được Cục Hậu cần cử đi dự đại hội. Chị Nguyễn Thị Tuất cũng có mặt trong đại hội và cái “thuở ban đầu lưu luyến” của họ bắt đầu từ ngày ấy. Kể từ đó, hai người liên lạc với nhau thường xuyên. Cứ mỗi lần đi công tác về, ông lại tranh thủ ghé qua nhà thăm bà. Họ chia sẻ với nhau những khó khăn trong công việc, trong cuộc sống.

Trong những câu chuyện ấy, tình yêu đã đơm nụ nảy chồi, hai trái tim dần tìm được nhịp đập chung. Năm 1970, họ chính thức dắt tay nhau về xây tổ ấm trên mảnh đất Nghi Lộc quê hương của bà. Đám cưới đơn giản nhưng ngập tràn hạnh phúc. Cưới nhau được một ngày, ông lại phải rời tổ ấm của mình để lên đơn vị. Do tính chất công việc không thể bỏ bê, lại cùng là người hoạt động chính trị nên hơn ai hết bà Tuất hiểu và thông cảm cho chồng mình. Để rồi chẳng ngại đường sá xa xôi và bao khó khăn vất vả của thời chiến, bà một mình lặn lội về quê chồng thăm gia đình và họ hàng bên nội.

Xa chồng, một mình bà vẫn chèo chống cả gia đình. Vừa lo toan việc nhà nhưng cũng chẳng lơ là việc nước. Bà vẫn là một cán bộ mẫu mực và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Sớm đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhận thức được nhiệm vụ của mình, bà Tuất dành trọn tâm huyết cho các phong trào, các hoạt động chính trị và luôn là một đảng viên xuất sắc, là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác. Mình bà vẫn nuôi các con khôn lớn, trưởng thành và ăn học đến nơi đến chốn.

Năm 1976, bà đích thân ra miền Bắc đón mẹ chồng vào ở chung cho tiện chăm sóc, phụng dưỡng, làm tròn bổn phận của một người con dâu thảo. Thương vợ, ông luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để mong ngày đoàn viên, sớm trở về phụ vợ gánh vác, chăm lo cho gia đình.

Anh hùng giữa đời thường

Năm 1983, anh hùng Đoàn Minh Nguyệt trở về hậu phương sau hơn 15 năm chinh chiến khắp các chiến trường Bắc-Nam. Hai vợ chồng cùng nhau bắt đầu gây dựng cuộc sống. Buông tay súng, chắc tay cày, ông đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, kiếm sống với đủ thứ nghề. Sau 3 năm cật lực với nông nghiệp, với ruộng đồng, ông bắt đầu mạnh dạn chuyển đổi hình thức kinh doanh. Bán tất cả các sản phẩm nông nghiệp và sử dụng chút vốn liếng tích cóp, chắt chiu từ bấy lâu, ông mua một cửa hàng ở ngã ba Quán Bánh (TP.Vinh) để thu mua, kinh doanh lạc củ và song mây xuất khẩu.

Khi đã tích cóp được ít vốn liếng, ông Nguyệt mạnh dạn thử sức trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh khách sạn để nhanh chóng thoát nghèo, kiếm thêm thu nhập cho con cái ăn học và cải thiện đời sống gia đình. Với sự kiên trì, năng động, dám nghĩ dám làm, không ngại khó, ngại khổ nên trời cũng chẳng phụ công.

Năm 2000, khách sạn Nga Ngọc Ngà (đặt theo tên của ba người con của ông) được xây dựng ở thị xã Cửa Lò với 15 phòng khang trang, sạch sẽ và chỉ một năm sau thì chính thức đi vào hoạt động. Mùa hè, ngày nghỉ, ngày lễ khách khứa lúc nào cũng tấp nập. Ngoài ra, ông còn xây dựng hồ nuôi tôm, làm trang trại tổng hợp để nuôi cá và các loại gia súc, gia cầm. Kinh tế đã không còn là gánh nặng, là nỗi lo đối với gia đình ông nữa.

Mỗi năm, gia đình ông ủng hộ 30 triệu đồng cho các phong trào, hoạt động của địa phương trong đó có ủng hộ để xây dựng trường học, đài tưởng niệm, xây nhà tình nghĩa và giúp đỡ những gia đình nghèo, khó khăn trên địa bàn.

HƯƠNG THẢO

Xem thêm video:

Anh hùng vận tảiĐã trải qua hơn 80 mùa xuân củacuộc đời nhưng trông tướng mạocủa anh hùng Đoàn Minh Nguyệtvẫn còn tinh anh lạ thường. Trongchiến tranh, ông là anh hùng trêntrận tuyến; thời bình, ông là một cưụchiến binh miệt mài với mặt trậnkinh tế, có nhiều đóng góp cho quêhương. Trong câu chuyện với hai vợchồng ông tại nhà riêng ở xóm 22,xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An, chúng tôi hiểu thêm ơổng phẩm chất người lính Cụ Hồtrên cả hai trận tuyến.Anh hùng Đoàn Minh Nguyệt, SN1932 ở xã Thọ Vinh, huyện KimĐộng, tỉnh Hưng Yên, là con thứ 5trong một gia đình nghèo có 8 anhchị em. Hai người anh em của ông(anh trai đầu và em trai thứ 6) đêùđi bộ đội và hy sinh ở chiến trường.Chính điều đó cùng với hoàn cảnhlúc bấy giờ của đất nước nên mặcdù đã ngoài 30 tuổi, Đoàn MinhNguyệt vẫn làm đơn tình nguyệnnhập ngũ. Anh được biên chế vàoSư đoàn 308 và được cử đi đào tạolái xe ở trường lái xe của quân đội.Một năm sau, anh được điều vàotuyến lửa, gắn bó mình với cái vôlăngtrên các tuyến đường Hồ ChíMinh huyền thoại.Tháng 1/1965, anh được biên chếvào Binh trạm 1, Cục Hậu cầnQuân khu 4. Công việc của anh lúcbấy giờ là vận chuyển hàng hóa chiviện cho tiền tuyến. Nhận chiếc xeGaz 63, anh bắt đầu những chuyếnhàng đầu tiên, băng qua mưa bom,bão đạn để kịp thời phục vụ chođồng đội nơi chiến trường. Cáccung đường ác liệt nhất như TruôngBồn, ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao,Tân Lập đều có dấu xe anh qua.Ngày ấy, máy bay Mỹ giội bom ồ ạtlên các cung đường trọng điểm, nênmỗi lần đi qua, Đoàn Minh Nguyệtđều phải dồn hết sức bình sinh và tríthông minh của mình để tránh nélàn đạn, tìm mọi cách để đến nơi antoàn.Bốn năm trời gắn bó với chiếc xeGaz, không biết bao nhiêu chuyếnhàng, bao nhiêu con người đã đượcchi viện cho tiền tuyến từ bàn taycủa người “tài xế” Đoàn MinhNguyệt. Anh đã vận chuyển đượchơn 1.000 tấn vũ khí, lương thực vàhàng trăm chiến sĩ vào chiếntrường. Hằng năm, Đoàn MinhNguyệt phải đi trên 300 ngày, cótháng ròng rã cả 30 ngày liên tụcngồi trên xe. Chiếc Gaz 63 đã cùnganh đi 95.000km an toàn, vậnchuyển trên 600 chuyến để đưangười và hàng đến nơi đúng thơìgian quy định. Sau Chiến dịch MâụThân 1968, địch đánh phá hủy diệtngã ba Đồng Lộc, các tuyến đườngluôn bị chia cắt, nhu cầu vận tảingày càng tăng, chiếc Gaz 63không còn đáp ứng được yêu câùcủa thời thế. Nó được thay thế bằngchiếc Zil “khỏe” hơn, “hợp thời” hơn.Cuối năm 1969, Đoàn Minh Nguyệtđược cử làm Tiểu đội trưởng chỉ huy3 chiếc Zil chở hàng và vũ khí chiviện cho chiến trường Lào. Vơínhững thành tích xuất sắc đó, anhđã được tặng thưởng Huân chươngChiến công hạng Nhất, vinh dựđược Bác Hồ gắn Huy hiệu củaNgười tại Đại hội điển hình lái xemiền Bắc năm 1968 và ngày25/8/1970, Đoàn Minh Nguyệt đượcNhà nước phong tặng danh hiêụAnh hùng LLVTND.Phải lòng người con gáixứ NghệChiến tranh đưa Đoàn MinhNguyệt về với Quân khu 4, về vơímảnh đất miền Trung đầy nắng vàgió. Để rồi cũng chính trên mảnhđất này, ông đã gặp được một nưayểu thương của cuộc đời mình-bàNguyễn Thị Tuất, vợ ông bây giờ.Trong câu chuyện với chúng tôi, caổng Nguyệt và bà Tuất đều rất đôĩtự hào khi vượt qua mọi khó khăn,thử thách để đến được với nhau,đặng xây đắp một tình yêu nồngấm, ngọt ngào trên đất nghèo xứNghệ. Sinh ra và lớn lên trong mộtgia đình có 4 chị em ở xã NghiPhong, huyện Nghi Lộc, tỉnh NghêẠn, bà Nguyễn Thị Tuất ngày âýđược coi là con chim đầu đàn củahuyện trong các phong trào thi đuatăng gia sản xuất. Năng nổ, hoạtbát, thông minh và đầy nhiệt huyết,sớm tham gia vào cơ cấu tổ chứcĐoàn, xã rồi lên huyện, trưởngthành từ các chức vụ khá chủ chốtlúc bấy giờ như Phó bí thư Đảng uỷxã Nghi Phong, Đội trưởng đội dânquân xã trong nhiều năm liền. ĐoànMinh Nguyệt nhớ lại, hai ông bàgặp nhau trong hoàn cảnh khá đặcbiệt. Ấy là vào năm 1968, Tỉnhđoàn Nghệ An tổ chức Đại hội đoànviên, thanh niên ưu tú đang sống vàlàm việc trên quê hương Bác Hồ.Đoàn Minh Nguyệt được Cục Hâụcần cử đi dự đại hội. Chị NguyễnThị Tuất cũng có mặt trong đại hôịvà cái “thuở ban đầu lưu luyến” củahọ bắt đầu từ ngày ấy.Kể từ đó, hai người liên lạc vơínhau thường xuyên. Cứ mỗi lần đicông tác về, ông lại tranh thủ ghéqua nhà thăm bà. Họ chia sẻ vơínhau những khó khăn trong côngviệc, trong cuộc sống. Trong nhữngcâu chuyện ấy, tình yêu đã đơm nụnảy chồi, hai trái tim dần tìm đượcnhịp đập chung. Năm 1970, họchính thức dắt tay nhau về xây tôẩ́m trên mảnh đất Nghi Lộc quêhương của bà. Đám cưới đơn giảnnhưng ngập tràn hạnh phúc. Cươínhau được một ngày, ông lại phảirời tổ ấm của mình để lên đơn vị. Dotính chất công việc không thể bỏbê, lại cùng là người hoạt độngchính trị nên hơn ai hết bà Tuất hiêủvà thông cảm cho chồng mình. Đểrồi chẳng ngại đường sá xa xôi vàbao khó khăn vất vả của thời chiến,bà một mình lặn lội về quê chồngthăm gia đình và họ hàng bên nội.Xa chồng, một mình bà vẫn chèochống cả gia đình. Vừa lo toan việcnhà nhưng cũng chẳng lơ là việcnước. Bà vẫn là một cán bộ mâũmực và luôn hoàn thành xuất sắcmọi nhiệm vụ. Sớm đứng vào hàngngũ của Đảng, nhận thức đượcnhiệm vụ của mình, bà Tuất dànhtrọn tâm huyết cho các phong trào,các hoạt động chính trị và luôn làmột đảng viên xuất sắc, là hâụphương vững chắc cho chồng yêntâm công tác. Mình bà vẫn nuôi cáccon khôn lớn, trưởng thành và ănhọc đến nơi đến chốn. Năm 1976,bà đích thân ra miền Bắc đón mẹchồng vào ở chung cho tiện chămsóc, phụng dưỡng, làm tròn bổnphận của một người con dâu thảo.Thương vợ, ông luôn cố gắng hoànthành tốt nhiệm vụ để mong ngàyđoàn viên, sớm trở về phụ vợ gánhvác, chăm lo cho gia đình.Anh hùng giữa đời thườngNăm 1983, anh hùng Đoàn MinhNguyệt trở về hậu phương sau hơn15 năm chinh chiến khắp các chiếntrường Bắc-Nam. Hai vợ chồngcùng nhau bắt đầu gây dựng cuộcsống. Buông tay súng, chắc taycày, ông đẩy mạnh việc phát triểnkinh tế, kiếm sống với đủ thứ nghề.Sau 3 năm cật lực với nông nghiệp,với ruộng đồng, ông bắt đầu mạnhdạn chuyển đổi hình thức kinhdoanh. Bán tất cả các sản phẩmnông nghiệp và sử dụng chút vốnliếng tích cóp, chắt chiu từ bấy lâu,ông mua một cửa hàng ở ngã baQuán Bánh (TP.Vinh) để thu mua,kinh doanh lạc củ và song mây xuấtkhẩu.Khi đã tích cóp được ít vốn liếng,ông Nguyệt mạnh dạn thử sức tronglĩnh vực bất động sản, kinh doanhkhách sạn để nhanh chóng thoátnghèo, kiếm thêm thu nhập cho concái ăn học và cải thiện đời sống giađình. Với sự kiên trì, năng động,dám nghĩ dám làm, không ngại khó,ngại khổ nên trời cũng chẳng phụcông. Năm 2000, khách sạn NgaNgọc Ngà (đặt theo tên của bangười con của ông) được xây dựngở thị xã Cửa Lò với 15 phòng khangtrang, sạch sẽ và chỉ một năm sauthì chính thức đi vào hoạt động.Mùa hè, ngày nghỉ, ngày lễ kháchkhứa lúc nào cũng tấp nập. Ngoàira, ông còn xây dựng hồ nuôi tôm,làm trang trại tổng hợp để nuôi cávà các loại gia súc, gia cầm. Kinh tếđã không còn là gánh nặng, là nôĩlo đối với gia đình ông nữa. Môĩnăm, gia đình ông ủng hộ 30 triêụđồng cho các phong trào, hoạtđộng của địa phương trong đó cóủng hộ để xây dựng trường học, đàitưởng niệm, xây nhà tình nghĩa vàgiúp đỡ những gia đình nghèo, khókhăn trên địa bàn.

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/chuyen-tinh-nhu-tieu-thuyet-cua-anh-hung-van-tai-voi-co-gai-xu-nghe-a168407.html