Có cần hỗ trợ trẻ vượt khó trước khi vào lớp 1?

Điều này hoàn toàn khác với việc dạy trước chương trình lớp 1, tạo áp lực hay gây quá tải cho trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng không cần dạy trẻ học trước chương trình. Tuy nhiên cần hiểu đúng về vai trò của giai đoạn giáo dục tiền tiểu học. Chuyển từ Mầm non lên Tiểu học là một sự thay đổi lớn với một đứa trẻ. Mặc dù chương trình và nội dung học tập của lớp 1 được thiết kế phù hợp với nhận thức và năng lực của học sinh ở độ tuổi lên 6 nhưng để mỗi học sinh không gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc học, gia đình và nhà trường cần có sự chuẩn bị một cách khoa học, chu đáo. Điều này hoàn toàn khác với việc dạy trước chương trình lớp 1, tạo áp lực hay gây quá tải cho trẻ.

TRẺ THƯỜNG GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ KHI VÀO LỚP 1?

Thay đổi môi trường học tập, chuyển từ giai đoạn luôn được trợ giúp và chăm sóc rất kĩ trong mọi hoạt động ở nhà và ở trường sang giai đoạn trẻ cần thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn một cách tự chủ hơn: một số học sinh nhút nhát, chưa chủ động trong các hoạt động có thể bị stress, e ngại và sợ hãi khi đến trường: Ngày đầu tiên đi học/ Mẹ dắt tay đến trường/ Em vừa đi vừa khóc…

Thay đổi môi trường học tập, chuyển từ giai đoạn luôn được trợ giúp và chăm sóc rất kĩ trong mọi hoạt động ở nhà và ở trường sang giai đoạn trẻ cần thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn một cách tự chủ hơn: một số học sinh nhút nhát, chưa chủ động trong các hoạt động có thể bị stress, e ngại và sợ hãi khi đến trường: Ngày đầu tiên đi học/ Mẹ dắt tay đến trường/ Em vừa đi vừa khóc…

a

Chuyển từ giai đoạn học qua vui chơi với các hoạt động đơn giản của lớp mầm non sang giai đoạn học tập là nhiệm vụ chính với các yêu cầu cụ thể về kiến thức và kĩ năng, yêu cầu cần đạt về năng lực của các môn học đều rõ ràng và mang tính bắt buộc: đây thực sự là một khó khăn và thách thức với nhiều học sinh lớp 1 trong giai đoạn đầu. Nếu trẻ không được hướng dẫn và làm quen dần để hình thành các kĩ năng học tập một cách tự giác nhưng luôn phải hướng tới mục tiêu từng giai đoạn thì rất dễ phát sinh tình trạng sợ học, ngại học, tâm lý stress khi đi học ảnh hưởng rất nhiều đến cả quá trình học tập của trẻ sau này. Nhiều bố mẹ cảm thấy thực sự bất an, lo lắng, áp lực cùng con và cảm thấy quá tải.

Các hoạt động học tập và vui chơi trong không gian mới, rộng lớn và phức tạp hơn ở trường mầm non rất nhiều đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe và các kĩ năng hoạt động đa dạng hơn: dậy sớm đi học, sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập mỗi ngày, mỗi giờ, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phối hợp với bạn bè và thầy cô trong hoạt động vui chơi, học tập… Nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt, trẻ sẽ dễ mệt mỏi, chán nản và không thể hoàn thành được các yêu cầu cần đạt.

Chú trọng giáo dục tiền tiểu học ở các quốc gia phát triển

Giáo dục tiền tiểu học tại các nước phát triển được chú trọng trong gia đình, trong các trường mầm non trước khi trẻ chính thức theo học chương trình lớp 1 tại trường tiểu học. Nếu không đến trường giai đoạn này, gia đình cũng chủ động cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các môn học như đọc viết, toán học, khoa học… ngay từ nhỏ. Điều này giúp cho trẻ không cảm thấy việc học tập ở lớp 1 là quá mới, là áp lực và khó khăn, quá tải nữa.

Tại Mỹ, chú trọng giáo dục giai đoạn tiền tiểu học, trước khi vào lớp 1, các trường mầm non ở Mỹ đã hướng dẫn trẻ đọc sách một cách chủ động qua việc đánh vần những từ đơn giản.Trẻ được hướng dẫn làm quen với hoạt động đọc phù hợp lứa tuổi với các loại sách phong phú: khoa học, nghệ thuật, kĩ năng sống.

Tại Phần Lan, trước khi chính thức bước vào tiểu học, trẻ cũng đã được hướng dẫn để làm quen với việc đọc ở mức đơn giản nhưng chủ động để có thể dễ dàng chủ động sử dụng năng lực đọc trong việc học tất cả các môn học khác khi vào lớp 1. Giai đoạn đánh vần và làm quen với việc đọc thường hoàn thành từ độ tuổi tiền tiểu học.

Lớp tiểu học VICSCHOOL: Khởi đầu Vững chắc & Vượt trội!

Những giáo viên kinh nghiệm nhất được chọn để dẫn dắt trẻ vượt qua những khó khăn ban đầu trong kĩ năng học tập:

Cô Đinh Duyên Thịnh: Khối trưởng khối 1 – người đã có nhiều tiết dạy mẫu cho SGK theo Chương trình giáo dục Tiểu học mới (2018), được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chọn để tập huấn về phương pháp, kĩ năng dạy học lớp 1 trong phạm vi toàn quốc.

Thầy Aidan St. Clair-Bates: Giám đốc học thuật Chương trình CCS tại Vicschool. Thầy luôn biết cách làm cho HS yêu môn Tiếng Anh và tự nhiên, tự tin, chủ động trong ngôn ngữ này như trong tiếng mẹ đẻ.

Thầy Nguyễn Văn Đức, cô Nguyễn Thị Hương Thảo, Thầy Kim Văn Quyết và nhiều thầy cô giáo của Bộ môn Năng khiếu: Các Thầy Cô luôn biến mọi hoạt động vui chơi thành học tập và học tập trong vui chơi thật thú vị, sinh động và hấp dẫn.

Chương trình Tiền tiểu học của Vicschools được thiết kế khoa học, phù hợp lứa tuổi, đem lại hiệu quả thiết thực: Hoạt động học tập và vui chơi được kết hợp hài hòa, học sinh được hướng dẫn từng bước để chủ động và tự giác hơn khi thực hiện yêu cầu, mục tiêu học tập mà không cảm thấy chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi việc học.

Bằng cách đó, trẻ có một khởi đầu VƯỢT TRỘI & VỮNG CHẮC khi được theo học các khóa Tiền tiểu học tại Hệ thống Giáo dục Victoria: Victoria Thăng Long & Victoria Anland School.

Trẻ có một khởi đầu VƯỢT TRỘI & VỮNG CHẮC khi được theo học các khóa Tiền tiểu học tại Hệ thống Giáo dục Victoria: Victoria Thăng Long & Victoria Anland School.

Ngân Hà

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/co-can-ho-tro-tre-vuot-kho-truoc-khi-vao-lop-1-3423856/