Có đạm trong nước tiểu là bị bệnh gì?

Hỏi: Em là nữ, năm nay 33 tuổi, đã có gia đình. Em bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, gây cho cơ thể mệt mỏi và suy nhược, nhất là vào ban đêm cứ khoảng 15 phút đi 1 lần. Em có đi khám, xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ, bác sĩ cho biết trong nước tiểu có đạm. Xin hỏi em bị bệnh gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Nếu cần đi điều trị thì nơi nào là tốt? Có phải em bị yếu thận không? (Trần Thị Chi - Đông Hà, Quảng Trị)

Đáp: Tiểu nhiều là triệu chứnc của viêm đường tiết niệu, chủ yếu là bàng quang, đặc biệt viêm ở bàng quang do các nguyên nhân: sỏi, polyp bàng quang; bệnh bàng quang thần kinh; viêm bàng quang do các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân từ ngoài bàng quang như: khối u ngoài bàng quang đè vào, có thai... Nếu tiểu nhiều, kém uống nước, người gầy sút thì thuộc về nguyên nhân nội tiết.

Xét nghiệm nước tiểu (24 giờ) có đạm cần phải định lượng xem lượng đạm là bao nhiêu, có tế bào trụ hình, trụ hạt trong nước tiểu không, nên kết hợp siêu âm để xác định có sỏi ở bàng quang hay đường tiểu không. Nếu không có thai, bạn có thể dùng một đợt thuốc:

1. Zinnat 500, dùng 2 viên/ngay, uống trong 5 ngày.

2. Mictasol blue, dùng 3 viên/ngày, uống trong 5 ngày.

3. Vutamin C 500 uống ngày 1-2 viên, trong 5 ngày.

Sau 1 tuần dùng thuốc, đi siêu âm và xét nghiệm nước tiểu lại, nếu vẫn còn đạm trong nước tiểu thì cần khám chuyên khoa nội thần kinh để làm các xét nghiệm sâu hơn đánh giá chức năng thận, sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng dẫn cách điều trị tiếp.

BS Bạch Long

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/suc-khoe/co-dam-trong-nuoc-tieu-la-bi-benh-gi-159697.html