Cố đô Trung Quốc từng là đất đế vương, dùng cả vàng để 'trấn vương khí' nằm ở đâu?

Vùng đất có địa thế vô cùng tốt nhưng các triều đại chọn nơi này làm kinh đô đều tồn tại không quá 100 năm.

Nam Kinh chính là một trong “tứ đại kinh đô thời cổ đại” của Trung Quốc, xếp ngang hàng vơíTrường An, Lạc Dương và Bắc Kinh. Nơi đây được mệnh danh là "mảnh đất đế vương" khi có đến6 triều đại phong kiến Trung Hoa chọn làm kinh đô, bao gồm Đông Ngô thời Tam Quốc và 5 triều đại thuộc Nam triều là Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương và nhà Trần.

Tranh vẽ phong thủy đất Nam Kinh thời xưa

Xét về mặt phong thủy, Nam Kinh có thế "rồng cuộn hổ ngồi", từng được Gia Cát Lượng miêu tả rõ như sau:“Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" (Núi Chung thế rồng cuộn, đá hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy).Nơi đây giáp với phía Tây Bắc của dòng Trường Giang, phía Đông có “long bàn” Từ Kim Sơn, phía Tây có “hùng cứ” Thanh Lương Sơn, phía Bắc có Huyền Vũ hồ, phía Nam có Vũ Hoa Thai. Có thể nói là“vương khí ngập tràn”.

Thế nhưng khi nhìn lại, hậu thế mới sửng sốt nhận ra rằng 6 triều đại đóng đô ở Nam Kinh hầu hết đều không thể tồn tại quá 100 năm: Nhà Đông Ngô 69 năm, triều Đông Tấn 102 năm, nhà Nam Tống 59 năm, nhà Tề 23 năm, nhà Lương 55 năm và nhà Trần 32 năm. Thậm chí, nhà nước Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tự thành lập vào cuối thời nhà Thanh cũng chỉ có thể tồn tại được9 năm.

Nam Kinh ngày nay

Có một truyền thuyết về việc vua Sở vì sợ Nam Kinh long mạch quá tốt, sẽ sản sinh ra nhiều người có mệnh đế vương nên đã chôn vàng xuống dưới Sư Tử Sơn để trấn vương khí. Cũng có lời đồn về việc Tần Thủy Hoàng chính là người đã chặt đứt mạch địa, cắt đứt long khí của cố đô Nam Kinh để đề phòng hậu họa về sau. Dù không thể kiểm chứng những câu chuyện cổ xưa này có thật hay không nhưng cái tên cũ của Nam Kinh là Kim Lăng (nghĩa là 'hầm chôn theo vàng') cũng khiến cho nhiều người tò mò hơn về bí mật phong thủy tại cố đô bí ẩn này.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/co-do-trung-quoc-tung-la-dat-de-vuong-dung-ca-vang-de-tran-vuong-khi-nam-o-dau/20231207083631330