Cô gái ngất xỉu vì chủ quan ăn khoai tây mọc mầm, chuyên gia chỉ rõ 3 tác hại đáng sợ rất nhiều người không biết

Ăn khoai tây mọc mầm, nhẹ có thể bị ngộ độc thực phẩm, nặng hơn có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thậm chí có thể gây chết người.

Một bài học đắt giá suýt phải trả bằng tính mạng khi ăn khoai tây, đó là trường hợp của cô Lý ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.

Được biết, để tiết kiệm thời gian đi chợ, cô Lý mua khoai tây về trữ ăn dần. Do thời tiết nồm ẩm, cộng với việc bảo quản không tốt, nên số khoai tây cô mua về bị mọc mầm.

Ăn khoai tây mọc mầm rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

Ăn khoai tây mọc mầm rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

Dù biết khoai tây mọc mầm không nên ăn nhưng vì tiếc của và nghĩ mình chỉ ăn số lượng ít, sẽ không ảnh hưởng gì nên cô đã gọt bỏ phần vỏ và mầm để chế biến. Nhưng sau khi ăn được 10 phút, cô Lý cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa dữ dội, cuối cùng ngất xỉu trên đường đi làm.

May mắn được người qua đường đưa đến bệnh viện kịp thời, cô Lý được các bác sĩ cấp cứu và xác định bị ngộ độc thực phẩm.

Theo bác sĩ, khi củ khoai tây có hiện tượng mọc mầm, các chất tinh bột có trong khoai tây sẽ biến đổi thành các loại đường có chứa độc tố solanine và chaconine. Khi ăn khoai tây chứa độc tố này, cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề sau:

Ảnh minh họa

Gây ngộ độc thực phẩm

Nếu ăn với số lượng ít, các chất độc solanine và chaconine trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,... Vì vậy, hãy lưu ý lựa chọn cẩn thận các củ khoai vàng, rắn, chắc tay, vỏ trơn nhẵn. Khi có dấu hiệu mềm, mọc mầm thì tuyệt đối không nên ăn.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Tiêu thụ một lượng lớn khoai tây có da màu xanh, đã mọc mầm có nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh như: đau đầu, mê sảng, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, thở chậm,... Các triệu chứng có thể kéo dài 1-3 ngày, tùy mức độ.

Có thể gây chết người

Cục an toàn thực phẩm nhấn mạnh rằng: Solanine có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0.2- 0.4 gam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trong các trường hợp nặng, các chất độc sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương gây tê liệt, làm trung tâm hô hấp không làm việc được, đồng thời sẽ gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Tốt nhất khi bạn thấy khoai tây mọc mầm thì đừng ăn chúng.

Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,... ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.

Khoai tây có dấu hiệu này tuyệt đối không nên mua. Ảnh minh họa

Cách bảo quản khoai tây

Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn.

Nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.

Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Bắt cận nhan sắc Tiểu Vy qua camera thường, xứng danh mỹ nhân có gương mặt -tỷ lệ vàng--

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/co-gai-ngat-xiu-vi-chu-quan-an-khoai-tay-moc-mam-chuyen-gia-chi-ro-3-tac-hai-dang-so-rat-nhieu-nguoi-khong-biet-172230317085129476.htm