Có một trận cười

Có một chuyện cười đã 53 năm, để mãi trong lòng. Nay kể lại không rõ có ích gì không, bởi tôi nh ớ không nguôi một trận cười thành một kỷ niệm ở đời. Nhiều lần muốn kể, song cứ ái ngại bởi nó chỉ là một chuyện (trạng tục) gặp phải trong người lính trẻ.

Đó là vào cuối năm 1969. Đơn vị tôi đóng quân trên vài điểm của dãy Trường Sơn. Nơi biên giới giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn nước Lào. Nhiệm vụ là sẵn sàng chiến đấu nếu quân địch mò đến. Bỏng tôi được lệnh cùng hai đồng đội là đồng chí Thao quê Thái Bình và đồng chí An quê Thanh Hóa. (Cả 3 đều có quân hàm Hạ sỹ) được về phép thăm quê mỗi người 10 ngày. Đây là lần phép đầu tiên của tôi từ ngày nhập ngũ. Phải nói cả ba đều vui mừng phấn khởi.

Tác giả Đặng Sỹ Ngọc.

Thủ trưởng các cấp và đồng đội còn như giao nhiệm vụ cho chúng tôi phải cưới được vợ trong đợt phép. Nhưng chỉ có tôi không hoàn thành nhiệm vụ đến thừa 2 ngày. Còn hai bạn thì đã cưới được, cả hai cũng đến đúng thời gian quy định không chậm giờ nào của đợt phép. Lúc này đơn vị đã cơ động vượt biên giới sang phía Tây Trường Sơn, nhằm bảo vệ tuyến vận chuyển chiến lược 559, thời gian chờ đợi này, bộ phận thu dung của trung đoàn bố trí ba chúng tôi vào ở một gia đình có ba mẹ con. Người chồng cũng là bộ đội đang ở chiến trường xa. Chị chủ nhà chưa đến 40 tuổi. Hai con gái (đứa 14 đứa 17 tuổi) cùng cân đối đẹpg ái. Chị và hai đứa cháu đã quen với bộ đội lưu trú nơi đây, tình cảm quân dân đã tự nhiên ấm áp mặn mà. Vùng núi này ít người nhưng có đến năm 6 dân tộc sống chung với nhau như Cùa, Mày.....Và người Lào pha Việt., âm thanh từ ngữ phát ra nhẹ nhàng pha trộn tiếng Kinh làm chúng tôi có khi không hiểu kịp. Đã 3 ngày chờ đợi vẫn chưa có xe để về cùng đơn vị. Tối ấy, đã khoảng 10 giờ ba chúng tôi nằm phòng ngoài cách buồng mẹ con chỉ có tấm liếp đan bằng nứa. Theo quy định chúng tôi phải im lặng để mẹ con phía trong được nghỉ, chứ thực ra chúng tôi không ngủ vì nóng lòng làm sao về kịp đơn vị cùng hành quân.

Bỗng phía trong có tiếng nói nhẹ của chị chủ nhà. Cả ba chúng tôi đều nghe rõ:

(Giờ ni, mày éng cổng tướng cả côi rồi!)!!

An và Thao chưa hiểu là đồng bào nói gì. Còn tôi như đã dịch ra ý nghĩa của câu nói. Tôi đưa tay sờ mó vào người hai đồng đội. Như để giải thích sự nghịch ngỗ của tôi, làm hai bạn nôn nao cựa quậy khó chịu rồi bịt miệng cố nín tiếng cười, những càng nín càng phì phì, phịch phịch. Rồi cả ba cùng phì cười. Ba mẹ con ở phía trong có lẽ cùng tâm trạng, nên cả 6 cái miệng cười vỡ toang đêm yên tĩnh, sau đó chúng tôi lại ngủ ngon.

5 giờ sáng, sau sương mù còn dày đặc, chúng tôi đã tỉnh. Do liên lạc đến báo đón chúng tôi hành quân ngay. Khi gọi ba mẹ con chủ nhà, để nói lời cảm ơn rồi xin lỗi và chào tạm biệt. Những cả ba mẹ con có thể là thẹn thùng đã biến đi đâu!. Không gặp được, chúng tôi thật băn khoăn. Mãi đến ngày nay, vẫn áy náy bởi có trận cười ở cái đêm nơi biên cương ấy.

Đ.S.N

Trái tim người lính

Đặng Sỹ Ngọc

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/minh-tung-lam-thuyet-minh-phim-va-doi-truong-tuyen-van-su-doan-347-nhu-the-a17906.html