Có nên gộp quỹ phòng chống tác hại thuốc lá với quỹ phòng chống rượu bia

Mới đây, tại hội thảo về dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức các chuyên gia đã đưa ra ý kiến gộp quỹ thuốc lá và rượu bia.

Không phù hợp

Theo dự thảo đề xuất kết hợp quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và quỹ phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn vào chung một Quỹ sẽ dẫn tới việc sử dụng ngân quỹ do ngành rượu, bia đóng góp để hỗ trợ những vấn đề khác, không liên quan tới ngành.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc sử dụng rượu bia và thuốc lá đều là các yếu tố nguy cơ chung và nguyên nhân gây mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường và đều là yếu tố gây gánh nặng bệnh tật lớn tại Việt Nam. Vì vậy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia, thuốc lá phải có trách nhiệm chung đóng góp vào quỹ nâng cao sức khỏe để giải quyết những căn bệnh do rượu bia, thuốc lá gây ra.

Kinh nghiệm từ hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, cho đến nay đã cho thấy mô hình này không thành công và không phải là phương pháp hiệu quả nhất để giảm tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Nguyên tắc và mục tiêu của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tập trung vào giảm lượng tiêu thụ thuốc lá, nhưng kết quả lại cho thấy tiêu thụ thuốc lá vẫn đang tăng lên.

Ngoài ra, việc đánh đồng rượu, bia với thuốc lá là không phù hợp trong khi chính sách chủ trương cho 2 ngành hàng này là hoàn toàn khác nhau: đối với thuốc lá là chủ trương giảm tiêu thụ - do không có bất kỳ phương thức nào để sử dụng thuốc lá an toàn; còn đối với rượu, bia là chủ trương phát triển ngành một cách có trách nhiệm song hành với mục tiêu giảm tình trạng lạm dụng và nghiện đồ uống có cồn – do sản phẩm rượu, bia khi sử dụng có chừng mực là hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.

Vì sao không thể chung quỹ?

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, rượu, bia gây ra 3,3 triệu trường hợp tử vong, chiếm5,9% tổng sốtử vong trên toàn cầu và làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnhcủa con người (hiệu chỉnh theo bệnh tật, tương đương 139 triệu năm)[1], tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.

Tương tự, tại Pháp chi phí xã hội của nước Pháp cho việc tiêu thụ chất gây nghiện hợp pahsp là 240 tỉ euro, trong đó 120 tỉ cho thuốc lá và 120 tỉ cho rượu. (Nghiên cứu của Viện quốc gia về chất gây nghiện và chất độc hại/ tháng 11 năm 2015).

Đồng thời, tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC), một đơn vị trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2009 đã xếp đồ uống có cồn vào nhóm chất gây ung thư ở người (Nhóm 1). Cụ thể, Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế kết luận đã có đủ bằng chứng gây ung thư ở người không chỉ đối với việc sử dụng đồ uống có cồn nói chung, mà còn cụ thể chỉ ra khả năng gây ung thư của acetyldehyt hình thành thông qua quá trình tiêu thụ đồ uống có cồn.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã xác định không có ngưỡng an toàn trong sử dụng rượu bia.

Tác động bảo vệ của rượu bia rất khiêm tốn so với tác hại gây ra. Các bằng chứng cho thấy tác động bảo vệ chỉ xảy ra khi người uống rượu bia luôn duy trì mức uống rất thấp và điều độ, và chỉ xảy ra với một vài bệnh (VD như với bệnh động mạch vành ở người trung niên 40 tuổi trở lên) Tuy nhiên, tỷ lệ dân số duy trì được mức uống này rất thấp. Kết quả là mặc dù tính cả tác động bảo vệ thì hàng năm sử dụng rượu bia là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu trường hợp tử vong, chấn thương và bệnh tật trên toàn cầu như đã nêu trên.

Hình thái uống rươu bia của người Việt Nam: có đầy đủ bằng chứng cho thấy người Việt Nam, đặc biệt là nam giới đang uống rượu bia ở mức nguy hại đối với sức khỏe: uống nhiều trong một lần uống và uống thường xuyên. Cách thức sử dụng rượu bia của phần đông người Việt Nam đến nay không tốt cho sức khỏe nên cần có các can thiệp chính sách tổng thể để điều chỉnh cách thức sử dụng này.

Trong khi tác hại của hút thuốc lá thụ động là đến sức khỏe thì tác hại cả về măt sức khỏe và xã hội của sử dụng rượu bia đến những người xung quanh đang là vấn đề đáng báo động (Nghiên cứu về tác hại của rượu bia đối với người xung quanh của Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2013). Có đầy đủ bằng chứng cho thấy các hậu quả về mặt xã hội liên quan đến rượu bia đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của cá nhân, gia đình và xã hội: chấn thương, bạo lực gia đình đối với phụ nữ, người cao tuổi và trẻ em, tổn thất về tài sản, của cải, mối quan hệ trong gia đình bị phá vỡ, ly dị/li thân.

Người sử dụng rượu bia không đủ khả năng kiếm sống, không hoàn thành trách nhiêm vai trò gia đình và xã hội. Đặc biệt, tình trạng bất bình đẳng đang xảy ra khi hộ gia đình có mức sống nghèo hơn đang gánh chịu các gánh nặng kép do rượu bia gây ra, vừa có nhiều người uống nhiều rượu bia vừa gánh chịu nhiều hơn các hậu quả liên quan đến rượu bia (chấn thương, tai nạn, tổn thất về tài sản và bạo lực gia đình) so với các hộ khá giả. Tình trạng này làm suy yếu các hộ có mức sống thấp và có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo. (Nghiên cứu về hậu quả của sử dụng rượu bia đối với hộ gia đình của Viện Chiến lược và chính sách y tế 2017-2018

Khánh Ngọc

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/co-nen-gop-quy-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-voi-quy-phong-chong-ruou-bia-post269275.info