Có thiết kế cực dị, vì sao phát xít Nhật vẫn tin dùng Type 11?

Type 11 hay còn có tên thuần Việt là Loại 11 là loại súng máy hạng nhẹ được Quân đội Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, mọi chuyện sẽ không có gì đặc biệt nếu như mẫu súng này có thiết kế chẳng giống ai.

Theo đó súng máy Type 11 được ra đời dựa trên yêu cầu của Lục quân Nhật sau khi lực lượng này đối đầu với quân đội Nga Hoàng trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1904. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo đó súng máy Type 11 được ra đời dựa trên yêu cầu của Lục quân Nhật sau khi lực lượng này đối đầu với quân đội Nga Hoàng trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1904. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhận thấy tầm quan trọng và sức sát thương kinh hãi của súng máy, đặc biệt là các loại súng máy hạng nhẹ với độ cơ động cao, Quân đội Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển ngay một mẫu súng máy hạng nhẹ để bổ sung cho bộ binh nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên phải mãi tới năm 1922, người Nhật mới có thể hoàn thiện và cho ra đời khẩu súng máy hạng nhẹ đầu tiên của mình là Type 11. Trọng lượng của khẩu súng máy này chỉ 10 kg khi chưa bao gồm đạn và không cần giá đỡ ngoài, rất phù hợp với thể chất "nhỏ con" của binh lính Nhật thời điểm này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trên chiến trường, mặc dù được xếp hạng là súng máy nhưng khác hoàn toàn các loại súng máy trước đó của Nhật, khẩu Type 11 chỉ cần duy nhất một người sử dụng. Các thành viên khác trong tổ súng máy chịu trách nhiệm mang đạn nhưng cũng có vũ khí riêng, giúp tự vệ và bảo vệ khẩu súng máy trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khẩu súng máy này sử dụng cỡ đạn rất độc đáo đó là cỡ 6,5x50mm Arisaka. Cỡ đạn này có sức công phá không tốt bằng loại đạn súng trường 7,62mm thường thấy vào thời điểm này nhưng lại nhẹ hơn, đỡ tốn kém nguyên vật liệu trong sản xuất và có động năng tốt hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong các cuộc giao tranh trên chiến trường, bán kính chiến đấu cũng không quá rộng do thời kỳ này các thiết bị ngắm bắn chính xác vẫn chưa được phổ biến nên cỡ đạn 6,5x50mm là quá đủ để các khẩu súng máy Type 11 làm chủ được trận địa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tổng cộng đã có gần 29.000 khẩu Type 11 được sản xuất trong thời gian từ năm 1922 cho tới khi dây chuyền bị ngừng vận hành vào năm 1941. Khẩu súng máy này đã theo chân quân Nhật và xuất hiện khắp châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, châu Á Thái Bình Dương lại nổ ra rất nhiều cuộc chiến tranh và nội chiến khác và Type 11 lại một lần nữa được trọng dụng nhất là trong thời gian diễn ra nội chiến ở Trung Quốc và chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên do sử dụng cỡ đạn khá khác người, tới những năm 60 của thế kỷ trước, khẩu súng máy Type 11 này đã dần biến mất và không còn được sử dụng trong bất cứ một đội quân chính quy nào khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới nay, khẩu Type 11 vẫn được rất nhiều nhà sưu tập vũ khí săn lùng do độ độc đáo và thiết kế sáng tạo của nó. Súng có chiều dài tổng cộng 1100mm, chiều dài nòng 443 mm và có hộp tiếp đạn 30 viên. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong điều kiện thử nghiệm, tốc độ bắn của súng tối đa là 500 viên mỗi phút, sơ tốc đầu nòng lên tới 736 mét/giây cho phép nó đạt được khoảng cách bắn tối đa 2000 mét trong khi tầm bắn hiệu quả đạt khoảng 600 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhiều tài liệu chưa được kiểm chứng cho biết, trong thời gian diễn ra kháng chiến chống Pháp, lực lượng Việt Minh cũng có sử dụng khẩu súng máy này trong biên chế nhưng với số lượng rất hạn chế vì cỡ đạn của nó quá dị. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ càn quét Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/co-thiet-ke-cuc-di-vi-sao-phat-xit-nhat-van-tin-dung-type-11-1252016.html