Cỏ tranh: Loài cỏ mọc dại ven đường nhưng vô vàn công dụng chữa bệnh

Cỏ tranh là một loại cỏ sống lâu năm, mọc hoang nhiều trên khắp đất nước ta. Giống cây này có khả năng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, chữa thổ huyết, chảy máu cam.

Cỏ tranh còn có tên gọi là mao căn, bạch mao, nhả cà, lạc cà... Là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cây cao từ 30 – 90cm. Lá hẹp và dài, dài từ 15 – 30cm, rộng từ 3 – 6mm. Phần gân lá ở giữa phát triển, nhẵn ở mặt dưới và ráp ở mặt trên, hai bên mép lá sắc. Hoa mọc thành từng cụm, có dạng hình chùy nhưng hình bắp dài từ 5 – 20cm, có màu trắng bạc. Bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ niềm, rất dài. Cỏ tranh được sử dụng làm thuốc từ hơn 2000 năm trước. Đặc biệt, rễ cỏ tranh là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ cỏ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt, ngoài ra rễ cỏ tranh cũng chứa các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.

Theo Đông y, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với viêm thận mạn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định.

Rễ cỏ tranh là dược liệu vô cùng quý giá

Rễ cỏ tranh là dược liệu vô cùng quý giá

Công dụng của cỏ tranh

Theo y học cổ truyền, cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Đi vào 3 kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, sử dụng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện gặp khó khăn, tiểu ra máu, thổ huyết, chảy máu cam. Rễ cỏ tranh còn có tác dụng thông tiểu tiện và giải độc cơ thể. Còn sử dụng trong trường hợp chữa sốt, nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết. Ngoài ra những người gan yếu do rượu bia, hút thuốc lá hoặc gặp các rối loạn về chức năng gan có thể sử dụng rễ cỏ tranh để thanh lọc cơ thể, giải độc cho gan, làm mát gan.

Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau người ta lại sử dụng vào mục đích khác.

Ở Trung Quốc, loại rễ này được dùng để hạ sốt, điều trị nôn mửa hay phù thũng.

Ở Cambodia, người ta kết hợp giữ rễ cỏ tranh và một số loại thảo dược khác để điều trị bệnh trĩ.

Ở Châu Phi, người ta lại sử dụng để chữa bệnh lậu và một số bệnh lý khác ở đường tiết niệu.

Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh

Với những công dụng hữu ích mà vị thuốc cỏ tranh mang lại, Đông y sử dụng loại nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh.

1. Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu

Cách 1: Dùng 30 gram rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25 gram xa tiền sử, 40 gram râu ngô và 5 gram hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50 gram sắc chung với 750 ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.

Cách 2: Sử dụng 50 gram rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10 gram rau má, 15 gram lá sen cạn, 10 gram râu ngô và 8 gram rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

2. Giải độc cơ thể, làm mát gan

Cách 1: Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày.

Cách 2: Dùng 200 gram sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700 ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

3. Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Cách 1: Dùng 200 gram rễ cỏ tranh khô sắc với 500 ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150 ml, chia thuốc và uống 2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.

Cách 2: Dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10 gram, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.

4. Chữa viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị 10 gram rễ cỏ tranh khô, 20 gram đinh lăng, 20 gram kim ngân, 20 gram rau dấp cá, 20 gram rau má, 20 gram kim tiền thảo, 16 gram tang diệp, 16 gram hương nhu. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Dùng nước uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu

5. Điều trị ho lâu ngày do phế hư

Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20 gram, cam thảo 10 gram, củ gừng 20 gram, rễ xương sông 16 gram, bán hạ chế 10 gram, tang bạch bì 16 gram, trần bì 10 gram, cát cánh 12 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.

6. Trị nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết

Nguyên liệu có 16 gram rễ cây cỏ tranh khô, 12 gram nhân trần, 8 gram chỉ xác, 12 gram bạch thược, 14 gram nam hoàng bá, 10 gram chi tử, 20 gram đinh lăng, 8 gram đan bì, 12 gram xa tiền, 1 2 gram củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

7. Điều trị sốt xuất huyết

Sử dụng 20 gram rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20 gram cỏ mực, 16 gram tang diệp, 20 gram rau má, 16 gram kinh giới, 24 gram đậu đen đã sao thơm, 12 gram cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

8. Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc gồm có sinh địa 12 gram, rễ cây cỏ tranh khô 16 gram, rau má 20 gram cùng với cỏ mực 20 gram và ngân hoa 12 gram. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

9. Trị chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn

Lấy 16 gram rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16 gram đinh lăng, 10 gram cam thảo, 10 gram sơn thù, 12 gram sa sâm, 16 gram hoài sơn, 8 gram đan bì, 16 gram đinh lăng, 12 gram khởi tử, 10 gram trạch tả, 12 gram mạch môn, 20 gram cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

10. Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Rễ cây cỏ tranh khô 20 gram sắc chung với 6 gram cây a giao, 21 gram củ gừng nướng cháy, 12 gram thục địa và 16 gram trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

11. Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh

Sử dụng bạch mao căn 20 gram, mộc thông 10 gram, cối xay 16 gram, kim tiền thảo 10 gram, đinh lăng 20 gram, cối xay 16 gram, mã đề thảo 20 gram. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

12. Điều trị chảy máu cam

Cách 1: Chi tử 18 gram kết hợp với bạch mao căn 36 gram. Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400 ml nước. Thuốc cạn còn 100 ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.

Cách 2: Lấy 80 gram sinh mao căn (rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn. Dùng 7 – 10 ngày liên tục.

13. Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Dùng 20 gram rễ cây cỏ tranh tươi, rửa sạch, sắc nước uống sau mỗi bữa ăn tối. Uống liên tục trong 8 ngày.

Cây cỏ tranh, đặc biệt là phần rễ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt giúp cải thiện nhiều triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, vị thuốc này nguồn gốc tự nhiên, khá an toàn, dễ tìm và có giá trị kinh tế không cao. Vì vậy, người bệnh có thể nấu nước uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp như người tạng hàn, người hư hỏa, người đang suy nhược cơ thể hoặc phụ nữ mang thai,… không nên sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh.

Xem thêm: Rau sam: Loại rau dân dã nhưng rất nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ

Nguyễn Dung (t/h)

Nguồn ANTT: https://baosuckhoecongdong.vn/tac-dung-tri-benh-cua-co-tranh-152017.html