Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững

Ngày 25-9, tại TP Đà Nẵng, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với UBND TP Đà Nẵng, Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế miền Trung năm 2017 (lần thứ 2) với chủ đề 'Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững'. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ chủ trì diễn đàn.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và trực tiếp làm việc với các vùng, các địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, hình thành và phát triển các mô hình hợp tác liên kết vùng hiệu quả, bền vững. Tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn.

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, cần tiếp tục nhận thức đánh giá tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vùng DHMT nằm ở trục giao thông chính Bắc Nam và quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, kết nối Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đây cũng là địa bàn mạnh nhất kinh tế biển, đóng vai trò mặt tiền của kinh tế.

Tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế miền Trung (lần 1 năm 2014), diễn đàn năm nay đề câ%3ḅp và bàn thảo 3 chuyên đề chính: Giải pháp tháo gỡ rào cản về cơ chế, chính sách tạo đô%3ḅt phá phát triển vùng DHMT; giải pháp tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế địa phương và liên kết phát triển vùng DHMT bền vững; phát triển kinh tế tư nhân - đô%3ḅng lực phát triển kinh tế miền Trung bền vững.

Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tâ%3ḅp Thời báo Kinh tế Viê%3ḅt Nam chia sẻ, nhiều hô%3bị thảo, diễn đàn đã bàn thảo và tìm giải pháp cho kinh tế miền Trung, nhưng vẫn chưa hóa giải được những xung đô%3ḅt lợi ích cục bô%3ḅ, vẫn mạnh tỉnh nào tỉnh đó khai thác tiềm năng, thế mạnh, liên kết vùng chưa thực sự hiê%3bụ quả. Hy vọng diễn đàn lần này sẽ đưa ra được những giải pháp thực sự phù hợp, hiê%3bụ quả và thiết thực với các tỉnh miền Trung.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Viê%3ḅn trưởng Viê%3ḅn Kinh tế Viê%3ḅt Nam cho rằng: "Mở cửa - hội nhập được coi là năng lực phát triển “tự thân” và phát triển nhu cầu tự nhiên của Vùng, nhưng để DHMT phát triển thực sự thì năng lực đó cần có thêm hàng loạt điều kiện và năng lực khác, đủ để chuyển hóa thành thực lực phát triển”.

Đánh giá về liên kết vùng giữa các tỉnh DHMT, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thẳng thắn bày tỏ: "Một trong những nguyên nhân hạn chế liên kết vùng là do tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng tương đối tương đồng như biển, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, khu công nghiệp… Phần lớn các địa phương đều có xu hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh hiện có của mình. Vì vậy, cơ cấu ngành, sản phẩm của các địa phương trong vùng khá trùng lắp, thiếu các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ".

Với sự quan tâm và chủ trì của lãnh đạo Chính phủ, sự tham dự của lãnh đạo các bô%3ḅ, ngành, sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo 9 tỉnh DHMT, mục tiêu của diễn đàn lần này nhằm đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao góp phần thúc đẩy tạo đô%3ḅt phá phát triển kinh tế miền Trung thông qua viê%3ḅc phân tích tính phù hợp, hiê%3bụ quả và tác đô%3ḅng của các chính sách hiê%3ḅn hành đối với khu vực kinh tế miền Trung.

Theo số liệu của Ban điều phối Vùng DHMT, hầu hết các tỉnh, thành phố trong khu vực đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm giai đoạn 2011-2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (5,9% /năm). Tổng thu ngân sách 9 tỉnh, thành phố vùng DHMT năm 2016 đạt 132.200 tỷ đồng. Qua nguồn thống kê của các tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 của 8/9 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận đều đạt trên mức trung bình 5,73% của cả nước, cao nhất là TP Đà Nẵng 8,1%. Ba năm qua, mặc dù kinh tế các tỉnh DHMT có tốc độ tăng trưởng khá, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiềm năng và lợi thế của các tỉnh chưa được phát huy đầy đủ, nhiều lực cản còn đang níu kéo sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế miền Trung. Đòi hỏi cần phải có sự chung tay góp sức của các bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để đưa kinh tế miền Trung "cất cánh" cùng cả nước.

Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế miền Trung năm 2017 đã diễn ra lễ ký kết hợp tác truyền thông thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế Vùng DHMT giữa Thời báo Kinh tế Viê%3ḅt Nam và 9 tỉnh DHMT.

Tin, ảnh: VĂN CHUNG

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/con-duong-phat-trien-kinh-te-mien-trung-ben-vung-518761