Con gặp khó khăn trong tình bạn: Cha mẹ giúp con vượt qua thế nào?

Những khó khăn trong tình bạn có thể sẽ mang đến cho con cái sự áp lực lớn. Sau đây là 5 khó khăn trong tình bạn mà con trẻ hay gặp phải và các cách cha mẹ có thể áp dụng để giúp đỡ con vượt qua.

Những khó khăn trong tình bạn có thể sẽ mang đến cho con cái sự áp lực lớn. Ảnh: Harvard Health.

Những khó khăn trong tình bạn có thể sẽ mang đến cho con cái sự áp lực lớn. Ảnh: Harvard Health.

Con muốn giữ bạn thân cho riêng mình

Theo CNN, khó khăn trong tình bạn đầu tiên đó là trẻ thường muốn giữ bạn thân cho riêng mình.

Trong trường hợp này, nhà tâm lý học Eileen Kennedy-Moore cho biết, phụ huynh hãy bắt đầu bằng sự đồng cảm. Bằng cách, hãy nói với con rằng: "Cha/mẹ có thể hiểu con muốn giữ bạn cho riêng mình". Sau đó, phụ huynh có thể giải thích: "Khi con giữ bạn quá, bạn có thể khó chịu, thậm chí sẽ cho con là ích kỷ và rời xa con".

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ kết thân với những người bạn mới của bạn thân. Nếu trẻ phản đối, hãy chỉ ra rằng nếu bạn thân của con thích họ, thì họ phải có những phẩm chất đáng quý nên học hỏi. Đồng thời, việc kết thêm nhiều người bạn vào nhóm, nhóm sẽ trở nên vui vẻ hơn.

Con gặp khó khăn khi vướng vào kiểu tình bạn khó hiểu hoặc tình bạn gây buồn phiền

Khó khăn trong tình bạn thứ hai mà trẻ có thể gặp là trẻ vướng vào kiểu tình bạn khó hiểu hoặc tình bạn khiến trẻ buồn phiền.

Chuyên gia khuyên cha mẹ hãy hỏi con: "Sự khác biệt giữa người bạn, người quen và người lạ là gì? Theo con, con phân loại tình bạn này thế nào?". Con bạn có thể nhận ra rằng bạn bè chỉ là người quen. Nếu điều đó làm con thất vọng, hãy giúp con xử lý cảm xúc đó bằng cách giải thích cho con hiểu tình bạn thật sự phải đến từ hai phía.

Nếu tình bạn của con không lành mạnh, muốn có sự can thiệp thích hợp, bạn hãy coi đây là xung đột trong chính con của bạn chứ không phải giữa bạn và con. Bạn hãy nói với con rằng: "Một phần trong con muốn đi chơi với người bạn đấy, nhưng rõ ràng con thấy sau cuộc đi chơi đó lại khiến con cảm thấy tệ hơn. Con hãy hiểu ý tốt của cha/mẹ".

Nếu không có sự đồng cảm này, trẻ có thể sẽ chống đối vì những gì thực sự diễn ra không giống như tưởng tượng của bạn. Đồng thời, bạn hãy hiểu rằng trẻ sẽ trưởng thành và thay đổi. Có thể trẻ không cư xử đúng tại thời điểm này nhưng sẽ hành động tốt đẹp hơn khi lớn lên.

Con bị từ chối vào một nhóm chơi

Khó khăn trong tình bạn tiếp theo đó là trẻ muốn vào nhóm từ chối chúng. Theo đó, những đứa trẻ thường gặp vấn đề như đi chơi riêng cùng một nhóm bạn, song nhóm bạn đó lại không mời đi ăn trưa cùng.

Chuyên gia giải thích rằng, tình bạn của trẻ em giống như hợp chất hóa học, mỗi trẻ em là một nguyên tử liên kết với nguyên tử khác. "Khi trẻ trong một hợp chất ổn định, chúng sẽ phát triển mà không gặp trở ngại nào. Nếu không hợp, hãy tìm một nguyên tử tự do mới hoặc một hợp chất mở cho các nguyên tử mới", chuyên gia chia sẻ.

Con không thể buông bỏ sự ác cảm

Khó khăn trong tình bạn mà trẻ cũng có thể gặp phải đó là chúng không dễ tha thứ và bỏ sự ác cảm về bạn bè.

Theo nhà tâm lý học Eileen Kennedy-Moore thì không nên để trẻ có cảm xúc hận thù, để bụng với những người bạn của mình. Do đó, dạy con cách vượt qua khó khăn trong tình bạn là một việc rất quan trọng để có được mối quan hệ bạn bè bền vững.

Nhà tâm lý khuyên phụ huynh nên dạy con phải có lòng bao dung với bạn bè. Theo đó, bà Eileen Kennedy-Moore cho rằng, cha mẹ có thể nói với con về sự tha thứ như sau: "Nếu bạn của con có cư xử sai, nhưng điều đó chỉ xảy ra một lần và không tiếp tục xảy ra nữa, hãy bỏ qua nó. Nếu bạn đã xin lỗi, hoặc đó chỉ là một tai nạn, một hiểu lầm thì hãy cho qua. Nếu nó đã xảy ra được một thời gian, hãy bỏ người bạn đó".

Con thường xuyên gây gổ với bạn bè

Cuối cùng, khó khăn phổ biến trong tình bạn mà trẻ cũng dễ bị vướng vào đó là chúng thường xuyên gây gổ với bạn bè.

Khi con quá kích động, chuyên gia khuyên cha/mẹ hãy hỏi chúng tại sao nó lại xảy ra và ý nghĩa của nó là gì. Eileen Kennedy-Moore nói: "Chúng có thể không thoải mái trong môi trường năng động, nhưng không có nghĩa là ai đó đang ngược đãi chúng. Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cảm xúc là bản chất của vấn đề".

Giải pháp tốt nhất khi trẻ thường xuyên gây gổ với bạn bè là tách chúng khỏi những người bạn, tạo không gian riêng để chúng có thời gian suy ngẫm và tự giải quyết vấn đề. Bởi theo nhà tâm lý học, trẻ em có nhiều khả năng giải quyết những bất đồng bằng cách tách ra một chút rồi sẽ quay lại chơi với nhau.

Lam Linh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/con-gap-kho-khan-trong-tinh-ban-cha-me-giup-con-vuot-qua-the-nao-179230508003543132.htm