Cơn giận Mỹ trút trừng phạt xuống Thổ kéo dài bao lâu?

Hoa Kỳ đã bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không trả tự cho cho mục sư người Mỹ Andrew Brunson.

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại người đứng đầu Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Nội vụ vì liên quan đến mục sư người Mỹ Andrew Brunson, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders thông báo.

Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không thả tự do mục sư người Mỹ.

Theo bà, các quan chức này đóng vai trò hàng đầu trong việc bắt và giam giữ cũng như kết tội mục sư này.

Với lệnh trừng phạt này, tất cả các tài sản và tài sản của các Bộ trưởng này trong thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ bị đóng băng, bà Sarah cho biết.

QuanhệMỹ-ThổNhĩ Kỳ dậy sóng

Trước đó, giới truyền thông cho biết Tổng thống Mỹ Donald Tramp đã yêu cầu Israel thả Ebru Ozkan, người bị buộc tội liên kết với tổ chức Hamas tiến hành các hoạt động khủng bố.

Đổi lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho mục sư người Mỹ. Kết quả là, Israel đã trả tự do cho Ozkan vào ngày 15/7, tuy nhiên mục sư Branson vẫn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ không thả tự do mục sư Brason đã khiến Hoa Kỳ nổi giận. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thích đáng đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng, hành động này của Hoa Kỳ có thể khiến nước này mất một đồng minh đáng tin cậy.

Ông Erdogan tiết lộ rằng, Ankara yêu cầu Washington giúp đỡ nữ diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ Ebru Ozkan trở về từ Israel. “Ebru được trả tự do, nhưng hộ chiếu của cô đã bị tịch thu. Vậy cô ấy có thể trở về Thổ Nhĩ Kỳ hay không?”.

Ngoài ra, ông cho biết rằng thực tế Thổ Nhĩ Kỳ đã không hứa sẽ trả lại Branson cho Hoa Kỳ.

Và bây giờ sự kiện này trở thành chất xúc tác khiến mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước đồng minh lên đến mức đỉnh điểm. Kết quả là 2 Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã bị áp đặt các biện pháp trừng phạt.

CáobuộcchốnglạiBranson

Vào tháng 10/2016, vài tháng sau khi xảy ra cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Brunson bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ nước sở tại.

Ông chính thức bị truy tố vào tháng 3/2018 với cáo buộc làm gián điệp và liên quan đến các tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là khủng bố như Đảng Công nhân người Kurd và Phong trào của giáo sỹ Hồi giáo Fethulla Gulen.

Nếu bị kết tội, linh mục Brunson sẽ phải đối mặt với mức án 35 năm tù giam. Dự kiến, phiên tòa xét xử nhân vật này sẽ được nối lại vào tháng 10/2018.

Trước đó, ngày 25/7, một tòa án ở Thổ Nhĩ Kỳ cho phép linh mục Brunson được chuyển sang chế độ quản thúc tại gia sau 21 tháng giam giữ.

Có thể nói hiện tại số phận của mục sư này đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ giữa Ankara và Washington.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó chủ tịch Mike Pence cũng đã tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu mục sư này không được trả tự do.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/con-gian-my-trut-trung-phat-xuong-tho-keo-dai-bao-lau-3362935/