Con người làm gì để không thua AI?

AI đã tiến hóa với tốc độ đáng kinh ngạc, nhưng tư duy 'Chỉ gắng sức học những việc mà AI không làm được' quá nhiều rủi ro; con người cần làm phong phú, sâu sắc nhân sinh.

Hiện nay, người ta đang rất quan tâm đến AI (Trí tuệ nhân tạo).

Năm 2017, có tin AI đã đánh bại kỳ thủ cờ vây đứng đầu thế giới. So với cờ tướng hay cờ vua, cờ vây có đặc trưng là bàn chơi rộng, nước đi dài, tùy theo từng tình huống mà giá trị của viên đá (quân cờ) thay đổi.

"Không thua AI" là đi ngược lại với bản chất sự việc

Việc áp dụng cách thức có thể tiến hành giống như đối với cờ vua là “ghi nhớ tất cả các nước đi, tính toán để có nước đi thích hợp nhất” rất khó khăn. Vì vậy, người ta đã nghĩ khả năng máy tính thắng được con người là chuyện ở tương lai.

Tuy nhiên, AlphaZero, một phần mềm của Google DeepMind được công bố tháng 10/2017, đã trở nên rất mạnh bằng việc tự học có chủ đích chứ không sử dụng dữ liệu là hồ sơ ghi lối chơi của những người chơi trước làm mẫu. Hơn nữa, không chỉ cờ vây mà AlphaZero còn có thể chơi được các trò chơi khác. Máy tính đã rời xa khỏi bàn tay con người, có thể tự học và trưởng thành.

AI đã tiến hóa với tốc độ đáng kinh ngạc như thế. Ray Kurzweil, người có quyền uy trong lĩnh vực này, nói rằng năm 2045 sẽ là thời điểm đạt đến “Điểm kỳ dị công nghệ” (Technological Singularity). Trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua trí tuệ con người và thế giới sẽ có thay đổi lớn.

Cuộc bàn luận xem cần phải trang bị cho bản thân những gì để không bị AI cướp mất việc làm, phải chuẩn bị trước việc gì mình có thể làm được mà AI thì không đang lan rộng.

Tuy nhiên, đối với tôi thì chuyện đó không thực tế. Các dự đoán “những việc AI không thể làm được” cũng có thể bị lật đổ. Chỉ cần nhìn vào tốc độ tiến hóa hiện tại, ta cũng có thể khẳng định rằng sự biến đổi vượt qua sức tưởng tượng của con người thông thường chắc chắn sẽ xảy ra.

Vì vậy, tư duy “Chỉ gắng sức học những việc mà AI không làm được” sẽ chỉ tạo ra rủi ro mà không làm cho cuộc đời con người trở nên phong phú. “Sống và coi việc không thất bại trước AI là mục đích“ chính là đi ngược lại với bản chất sự việc. Có lẽ đó mới chính là trao cho AI một cuộc đời con người.

Cho dù AI có hay không thì chuyện “bản thân có sống cuộc đời sâu sắc hay không” mới là chuyện quan trọng.

Để làm sâu sắc nhân sinh, tôi nghĩ rằng việc đọc các cuốn sách về AI, dự đoán tương lai cũng rất có ý nghĩa. Chắc chắn bạn sẽ có thể làm cho nhân sinh trở nên phong phú bằng việc đào sâu tư duy với những cuốn sách như "Nếu AI sở hữu trí tuệ vượt qua cả bộ não của loài người thì những việc như trao đổi thông tin một cách rất 'người' có lẽ sẽ chỉ là chuyện đơn giản. Nếu vậy, cái gì sẽ giúp con người trở nên 'người' hơn? Bản thân sẽ truy cầu điều gì ở con người?".

“Nếu trí tuệ nhân tạo có lý tính vượt qua bộ não con người thì những biểu hiện thể hiện tính ‘người’ có còn đơn giản nữa không? Nếu vậy, cái gì sẽ giúp con người trở nên ‘người’ hơn? Bản thân sẽ truy cầu điều gì ở con người?”, chắc hẳn bạn sẽ làm cho nhân sinh trở nên phong phú hơn.

AI đã phát triển đáng kinh ngạc. Ảnh: in.springboard.

Vì cả tương lai nhân loại

Loài người chúng ta là “Homo sapiens = người tinh khôn”.

Có khả năng chia sẻ trí tuệ với nhiều người khác và truyền tải nó tới thế hệ sau là điểm tuyệt vời của Homo Sapiens. Nếu đi tới hiệu sách hay thư viện thì trí tuệ Đông Tây kim cổ sẽ xếp đầy ở một nơi chật hẹp. Những người vĩ đại đã dành cả đời mình để truy tìm chân lý hoặc xả thân để thăng hoa dưới hình thức văn học, lưu trữ dưới dạng cuốn sách và ai cũng có thể đọc được. Vì vậy, con người có thể làm cho trí tuệ tiến triển.

Nếu chỉ trò chuyện với gia đình, bạn bè thì khỉ hay chó cũng làm được. Thậm chí, loài kiến cũng đang làm điều đó đấy thôi (cũng có thể chúng không nói thành tiếng nhưng chúng có cách giao tiếp phong phú). Tuy nhiên, động vật và côn trùng không có khả năng biết được những người ở khu vực và thời đại khác đang nghĩ gì.

Việc không đọc sách là tình trạng mất đi niềm tự hào trong tư cách “người tinh khôn”.

Nếu năng lực tập trung suy yếu và con người không những “không đọc sách” mà trở thành “không thể đọc được” thì tương lai của nhân loại sẽ không còn tươi sáng nữa.

Xin nhắc lại, tôi không nói rằng Internet và mạng xã hội (SNS) là xấu.

Những công cụ tuyệt vời này cũng là thứ được sinh ra từ trí tuệ con người. Vấn đề là cần phải sử dụng chúng phù hợp. Tuy nhiên, thật lãng phí khi hoàn toàn sa lầy vào đó và quên mất niềm vui đọc sách. Đọc sách là đặc ân đáng được tận hưởng. Nó cũng là thứ tuyệt vời nhất có thể khiến cuộc đời ta trở nên sâu sắc.

Tôi nghĩ rằng chính trong thời đại hoàng kim của Internet và mạng xã hội hiện nay, một lần nữa hướng về đọc sách là việc làm cần thiết.

Takashi Saito / Quảng Văn và NXB Phụ nữ Việt Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/con-nguoi-lam-gi-de-khong-thua-ai-post1208398.html