Công bố nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của AI trong ngành dịch vụ tài chính

Microsoft châu Á và IDC châu Á/Thái Bình Dương vừa công bố những kết quả từ nghiên cứu đánh giá sự tăng trưởng của châu Á Thái Bình Dương với AI, dành cho ngành Dịch vụ Tài chính (FSI). Theo nghiên cứu này, AI sẽ giúp các tổ chức này cải thiện 41% khả năng cạnh tranh trong vòng 3 năm tới.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hơn một nửa (52%) các tổ chức FSI của khu vực đã bắt đầu hành trình AI hóa của họ. Con số này cao hơn mức trung bình toàn ngành của châu Á - Thái Bình Dương (41%).

Điều này cho thấy dịch vụ tài chính có tốc độ đổi mới nhanh hơn các ngành khác trong khu vực.

Các tổ chức FSI sử dụng AI đã nhìn thấy lợi ích ở 5 khía cạnh, và kỳ vọng đến năm 2021 sẽ cải thiện các chỉ số này lên đến 2,1 lần.

Các tổ chức FSI sử dụng AI đã nhìn thấy lợi ích ở 5 khía cạnh, và kỳ vọng đến năm 2021 sẽ cải thiện các chỉ số này lên đến 2,1 lần.

Các tổ chức FSI đã ứng dụng AI cho biết họ nhìn thấy sự cải thiện từ 17% đến 26% trên các khía cạnh như tương tác với khách hàng, khả năng cạnh tranh, cải tiến và đổi mới, biên lợi nhuận và khả năng phân tích kinh doanh.

Đến năm 2021, các tổ chức này kỳ vọng cải thiện 35% đến 45% ở các khía cạnh trên, với sự tăng trưởng rõ rệt nhất về biên lợi nhuận, dự kiến tăng 2,1 lần.

Mô hình thể hiện mức độ sẵn sàng ứng dụng AI (Các tổ chức FSI so với các tổ chức tiên phong về AI ở châu Á Thái Bình Dương). Điểm số được đưa ra trong thang từ 1.0 đến 4.0, dùng để đánh giá mức độ sẵn sàng của các tổ chức FSI phục vụ cho nghiên cứu.

Nghiên cứu đã đánh giá sáu khía cạnh đóng góp vào sự sẵn sàng ứng dụng AI của ngành, bao gồm: Chiến lược, Đầu tư, Văn hóa, Khả năng, Cơ sở hạ tầng và Dữ liệu.

Trong khi các tổ chức FSI dẫn trước các tổ chức khác ở châu Á - Thái Bình Dương về mọi mặt, thì họ vẫn chưa theo kịp các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI về những khía cạnh như Khả năng, Cơ sở hạ tầng, Chiến lược và Văn hóa.

Những người tham gia khảo sát cho rằng các tổ chức FSI đang thiếu những đặc điểm văn hóa cần thiết cho việc áp dụng AI.

Mặc dù rất tích cực về tác động mà AI sẽ mang lại cho các công việc trong ngành FSI, nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt trầm trọng các kỹ năng công nghệ và cảm xúc xã hội cần thiết trong lực lượng lao động.

Ba kỹ năng hàng đầu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định là sẽ không đủ nguồn cung bao gồm: (1) nghiên cứu và phát triển khoa học, (2) kỹ năng số, và (3) khả năng thích ứng và học hỏi không ngừng.

Huỳnh Nguyễn

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/cong-bo-nghien-cuu-ve-tam-anh-huong-cua-ai-trong-nganh-dich-vu-tai-chinh-20807.html