Công chúng báo chí châu Âu

Công chúng báo chí châu Âu ngày càng đòi hỏi về chất lượng của tin tức, niềm tin dần bị xói mòn vì tin giả khiến họ gần như ít niềm tin hơn vào báo chí. Xu hướng những năm tới ở châu Âu, mục tiêu cao nhất sẽ là lấy lại niềm tin của công chúng vào báo chí.

Ảnh minh họa.

1. Sơ lược về công chúng báo chí châu Âu

Công chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định . Về khía cạnh kinh tế, công chúng báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí.

Ở châu Âu, nơi đa dạng về phương thức truyền tải thông tin, kênh thông tin, loại hình thông tin, công chúng có nhiều sự lựa chọn các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, công chúng châu Âu cũng khá khắt khe trong việc lựa chọn tiếp cận tin tức. Thống kê tại trang Statista, một trang chuyên về thống kê với hơn 1,5 triệu người dùng trên khắp thế giới tin tưởng, cho thấy kết quả của một cuộc khảo sát về mức độ tin tưởng trong các phương tiện truyền thông ở EU trong năm 2017, được chia nhỏ theo phương tiện. Trong giai đoạn khảo sát, người ta thấy rằng mức độ tin tưởng cao nhất đã được đưa vào đài phát thanh, với 59% người được hỏi có xu hướng tin tưởng thông tin từ đài phát thanh. Truyền hình được coi là phương tiện đáng tin cậy thứ hai với 51% người châu Âu có xu hướng tin tưởng vào năm 2017. Tỷ lệ công dân EU tuyên bố rằng họ không tin tưởng vào internet và mạng xã hội trực tuyến tăng lên trong năm 2017 và chiếm tương ứng 51% và 62%[1].

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2015 bởi Ủy ban châu Âu, chỉ có 19% người trả lời ở châu Âu có lòng tin cao trong giới truyền thông. Ở Hà Lan, khảo sát còn cho thấy, 36% người dân được hỏi thậm chí có thể trả tiền để được xem truyền thông trực tuyến chất lượng. Một bảng câu hỏi tương tự cho thấy đất nước có niềm tin nhất trong tin tức là Phần Lan, nơi vai trò của báo chí được thể hiện cụ thể, 62% số người ở Phần Lan được hỏi cho biết, họ tin tưởng các tổ chức tin tức và nhà báo.

Ngày nay, truyền thông xã hội cũng đang tăng trưởng không ngừng, ở Đan Mạch người dân đang coi truyền thông xã hội là kênh thông tin đáng tin cậy nhất. Thứ hai là tại Pháp, có khoảng một phần ba số người Pháp từ 18 đến 24 tuổi đã tin thông tin được đăng trên mạng truyền thông xã hội, trong khi các trang tin tức trực tuyến còn xa hơn nhiều so với sự tin tưởng của giới truyền thông Pháp.

Nói chung, cuộc khảo sát của Ủy ban châu Âu đã chỉ ra rằng, người châu Âu vẫn tin tưởng truyền thông truyền thống nhiều nhất. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở các nước châu Âu khác như Ý, nơi phát thanh và truyền hình được xếp hạng cao nhất là phương tiện truyền thông đáng tin cậy nhất[2].

2.

Đặc điểm của công chúng báo chí châu Âu

Theo nghiên cứu, công chúng báo chí châu Âu là những người có đặc điểm khác biệt so với những công chúng báo chí tại châu Á hay châu Mỹ. Những đặc điểm của công chúng báo chí châu Âu có thể kể đến như:

Thứ nhất, công chúng báo chí châu Âu có phần chuộng loại hình báo chí phát thanh. Thống kê tại Statista cho thấy, 59% người châu Âu tin tưởng thông tin trên đài phát thanh. Cũng theo kết quả của một cuộc khảo sát trên Statista về sử dụng radio hàng ngày ở EU, 28 quốc gia trong năm 2017. Trong thời gian khảo sát, người ta thấy rằng radio phổ biến nhất là ở Cộng Hòa Liên Bang Đức, với 72% người trả lời rằng, họ nghe radio mỗi ngày hoặc hầu như mỗi ngày. Nước có tỉ lệ người nghe radio thấp nhất 24 phần trăm công dân là Rumani.

Theo thống kê từ Liên minh Mù châu Âu con số ước tính lên tới 30 triệu người mù và người nhìn thấy một phần tại châu Âu và theo thống kê của Liên minh Mù Thế giới con số trên toàn thế giới là 285 triệu người. Trong khi ước tính tỷ lệ sách được xuất bản có sẵn ở định dạng có thể truy cập cho người khiếm thị dao động từ 7% đến 20% ở EU, ở các nước đang phát triển, nó được ước tính ở mức thấp 1%[3]. Chính vì vậy, từ khá lâu các tòa soạn báo tại châu Âu còn phát triển báo đọc, tạp chí chuyên ngành đọc. Đây là loại hình báo chí được sử dụng phổ biến tại châu Âu dành cho người khiếm thị hoặc những người có công việc đặc thù riêng. Loại sản phẩm này chính là bản đọc lại toàn bộ nội dung của một sản phẩm báo chí thông thường đã hoàn thiện, được thu âm vào MP3 hoặc đĩa CD, bằng giọng đọc truyền cảm rõ ràng và mạch lạc, biên soạn theo mục lục để có thể lật từng tác phẩm, đề tài theo sự lựa chọn của người sử dụng. Đồng thời, cũng có thể đăng tải bản đọc này trên trang báo, tạp chí điện tử mà khi tải về thì hệ thống tự động thu phí của đối tượng khi có nhu cầu. Trong thời đại công nghệ hiện đại, chỉ cần vài thao tác từ mười đến mười lăm giây thanh toán phí cho các cơ quan làm báo đã có “người đọc robot vô hình” ngay cả khi đang lái xe và thông tin đến với người khiếm thị không còn khó khăn như trước. Sản phẩm này không chỉ dành riêng cho người mù, người khiếm thị mà còn phù hợp cho mọi người khi cuộc sống hiện đại ngày càng vội vã[4].

Thứ hai, truyền hình vẫn là loại hình được đông đảo người dân đón nhận và xem mỗi ngày. Tuy nhiên, ở châu Âu họ không có thói quen bàn luận và nói về các chương trình trên truyền hình.

Thống kê này cho thấy kết quả của một cuộc khảo sát về tần suất xem truyền hình ở EU 28 quốc gia vào năm 2017. Trong thời gian khảo sát, 81% người châu Âu từ 15 tuổi trở lên cho biết xem truyền hình mỗi ngày hoặc hầu như mỗi ngày, tăng so với năm 2016.

Ngoài ra, người châu Âu có xu hướng không tập trung vào các chương trình truyền hình rất nhiều, đặc biệt không phải là chủ đề của cuộc trò chuyện. Ngược lại một số nước như Mỹ, các quốc gia châu Á, công chúng báo chí có xu hướng nghe và phản hồi cao, họ bàn luận bàn thảo về các chương trình, những tin tức nóng từ nhiều lĩnh vực khác nhau[5].

Thứ ba, công chúng báo chí châu Âu cũng đang bỏ dần thói quen đọc báo in. Trong năm 2017, chỉ 28% người châu Âu cho biết đọc báo chí hàng ngày, giảm một phần trăm so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với các loại hình khác. Tờ El Páis của Tây Ban Nha, đã bán được 400.000 bản trong năm 2007, giảm xuống 267.000 bản trong tháng 4 năm 2014. Thu nhập quảng cáo giảm mạnh 60% khi cuộc khủng hoảng xảy ra và vẫn chưa hồi phục.

Tuy nhiên, cũng có một số nước báo in vẫn là lựa chọn tốt. Người Vương Quốc Anh là một trong những độc giả báo in nhiệt tình nhất của châu Âu. Nghiên cứu, một trong những nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện, cho thấy 70% tất cả độc giả Vương Quốc Anh dành hơn 21 phút trên báo in và 30% thậm chí đọc nó trong hơn 41 phút. Đứng thứ hai là Na Uy chỉ có 56% và 16% tương tự. Ngoài ra, 63% của tất cả các độc giả Vương Quốc Anh cảm thấy tờ báo của họ là tốt rất có giá trị, do đó con số này cao hơn so với mức trung bình của châu Âu là 39% . Phần lớn độc giả ở Vương Quốc Anh, 79%, vẫn đọc bản in của tờ báo của họ, tiếp theo là 20% độc giả máy tính xách tay[6].

Thứ tư, công chúng báo chí châu Âu sử dụng truyền thông xã hội tiếp cận báo chí.

Thống kê này cho thấy kết quả của một cuộc khảo sát về sử dụng phương tiện truyền thông hàng ngày ở EU 28 quốc gia từ năm 2011 đến năm 2017. Theo Standard Eurobarometer, truyền hình được xem trên tivi hoặc qua internet là phương tiện phổ biến nhất ở châu Âu trong năm 2017, với 84% số người xem nó hàng ngày. Khảo sát cũng cho thấy internet là phương tiện với 65% người châu Âu từ 15 tuổi trở lên họ sử dụng hàng ngày vào năm 2017, tăng 17% kể từ năm 2011. Trong năm 2017, 58% người châu Âu sử dụng mạng xã hội trực tuyến ít nhất một lần một tuần.

Mạng xã hội phát triển, kéo theo sự thay đổi trong phương thức tiếp cận công chúng cũng vì thế mà thay đổi đòi hỏi người làm báo cũng phải thay đổi.

3.

Vai trò của công chúng báo chí châu Âu

Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình đưa thông tin, kiểm chứng, sàng lọc thông tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi như không có tác dụng, bởi vì sản xuất ra không có người đọc, chương trình phát sóng không có người nghe, người xem. Nhà báo mà không có công chúng thì có thể coi như không hành nghề. Duy trì tốt mối quan hệ này, sẽ đem lại cho cơ quan báo chí những lợi nhuận sau:

Thực hiện được lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, bởi trên cơ sở số lượng, chất lượng và đặc điểm nhóm công chúng mà sản phẩm báo chí gây ảnh hưởng, cơ quan báo chí sẽ có cơ hội phát triển quảng cáo, kinh doanh dịch vụ và gây ảnh hưởng chính trị - xã hội. Đây là điều rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định vị thế xã hội và bản chất của hoạt động của cơ quan báo chí.

Tăng nguồn thu để bù đắp chi phí sản xuất. Trên thực tế nếu không bán được sản phẩm, hoặc tăng doanh thu quảng cáo, không mở rộng được khách hàng báo chí thì khó có điều kiện phát triển sự nghiệp báo chí. Phát triển theo cơ chế thị trường, bắt buộc các cơ quan báo chí phải tự cân đối tài chính, vì vậy mối quan hệ với công chúng với tư cách là khách hàng sẽ phổ biến trong giai đoạn hiện nay của các cơ quan báo chí.

Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí. Công chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực trong các quá trình ấy; mặt khác, họ còn là lực lượng đánh giá, giám sát và cổ vũ động viên mọi hoạt động của báo chí. Thực tế cho thấy, sản phẩm báo chí (báo in, phát thanh truyền hình, báo mạng điện tử, báo nghe...) công chúng, nhóm đối tượng tham gia càng nhiều thì uy tín, năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao.

4. Xu thế công chúng báo chí châu Âu

Kết quả cuộc khảo sát hàng năm của Hiệp hội các nhà xuất bản báo chí và tin tức thế giới (World News Publishing Focus, WAN-IFRA) mô tả tòa soạn, đài truyền hình, phát thanh, đang ngày càng xây dựng khán giả trung thành với báo chí chất lượng cao, khi sự thay đổi trong doanh thu dựa trên người đọc vẫn tiếp tục. Xu thế chung của báo chí châu Âu nói riêng và báo chí thế giới nói chung là tập trung vào khán giả, tập trung vào công chúng báo chí những người trực tiếp thụ hưởng sản phẩm và trả tiền dịch vụ[7].

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất bản báo chí và tin tức thế giới số lượng khảo sát ngày càng tăng cho thấy mọi người trên khắp thế giới đang mất niềm tin vào các tổ chức xã hội, trong đó theo Giám đốc điều hành WAN-IFRA Vincent Peyrègne đã trình bày những phát hiện chính từ nghiên cứu toàn cầu tại Hội nghị truyền thông thế giới lần thứ 69 và Diễn đàn Biên tập viên thế giới lần thứ 24, tại Durban, Nam Phi: "Sự suy giảm niềm tin là rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt và tất cả những nỗ lực của chúng ta phải là nhằm mục đích lấy lại nó".

“Chúng tôi sử dụng để thương mại trong sự chú ý. Nhưng niềm tin là đồng tiền mới của chúng tôi” ông Peyrègne nói. "Bất kỳ sự suy giảm niềm tin nào làm xói mòn nền tảng của doanh nghiệp của chúng tôi: đáng tin cậy, báo chí hạng nhất."

Vấn đề tin cậy cũng có ý nghĩa kinh doanh rõ ràng: số lượng khảo sát ngày càng tăng cho thấy nhiều người, đặc biệt là thanh niên, sẵn sàng trả tiền cho báo chí trực tuyến - miễn là họ xem ấn phẩm như một nguồn đáng tin cậy và liên kết với sứ mệnh của mình và mục đích. “Bằng chứng cho thấy độc giả của chúng tôi đang đói cho báo chí đáng tin cậy. Chúng ta cần nắm lấy cơ hội này”.

Theo cuộc khảo sát trên Statista, thống kê này cho thấy ý kiến về tác động của tin tức giả về ý định bỏ phiếu cá nhân ở Ý vào năm 2017. Theo khảo sát, khoảng 68% người trả lời tin rằng tin giả mạo không có bất kỳ tác động nào và việc tấn công họ có thể bỏ phiếu dựa trên những điều vô nghĩa khi đọc trực tuyến[8].

5. Nhận xét

Từ những nghiên cứu, khảo sát về công chúng báo chí châu Âu, ta có thể nhận ra:

Thứ nhất, công chúng báo chí châu Âu có đặc điểm khác với công chúng ở các khu vực khác.

Thực ra, mỗi khu vực công chúng báo chí lại có đặc điểm riêng. Tại châu Âu cái nôi của nền báo chí thế giới, công chúng báo chí đóng vai trò và có vai trò quan trọng với sự phát triển của nền công nghiệp báo chí. Nhu cầu của công chúng và đòi hỏi sản phẩm báo chí chất lượng ở châu Âu cũng lớn hơn những khu vực khác.

Thứ hai, niềm tin vào báo chí của công chúng châu Âu dần ít đi do tin giả, họ yêu cầu sản phẩm chất lượng dù có phải trả thêm tiền.

Một cuộc khảo sát toàn EU vào tháng trước cho thấy hơn một phần ba công dân châu Âu đã truy cập tin tức giả mạo mỗi ngày, với 83% nói rằng đó là mối đe dọa cho dân chủ[9]. Người trả lời nhận thức phương tiện truyền thông truyền thống là nguồn tin tức đáng tin cậy nhất: đài phát thanh (70%), truyền hình (66%) và báo in và tạp chí tin tức (63%);37% số người được phỏng vấn gặp gỡ tin tức giả mạo mỗi ngày hoặc hầu như hàng ngày và 71% cảm thấy tự tin khi xác định họ; 85% số người được hỏi cho rằng tin tức giả mạo là một vấn đề ở nước họ và 83% cho rằng đây là vấn đề về dân chủ nói chung;

Theo quan điểm của người trả lời, nhà báo (45%), chính quyền quốc gia (39%) và quản lý báo chí và phát thanh truyền hình (36%) phải chịu trách nhiệm chính trong việc ngăn chặn sự lây lan của tin tức giả mạo[10].

Thứ ba, xu hướng tập trung vào công chúng và sản phẩm báo chí chất lượng sẽ ngự trị trong nhiều năm tới.

Báo chí cần những cuộc cải thiện về chất lượng và nội dung lớn. Nhiều tờ báo đang không tập trung sự chú ý vào công chúng, câu view, lôi kéo độc giả bằng những tin đời tư, phản cảm. Dần dần báo chí nên cần thanh lọc và tập trung những tờ báo chất lượng cho ra những bài báo chất lượng phục vụ đến công chúng.

Nhà báo Quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn

Phó Tổng biên tập, Tổng đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Singapore – Tạp chí chống tham nhũng & hợp tác Quốc tế

[1] https://www.statista.com/statistics/422735/europe-trust-in-the-media-by-type/

[2] https://www.statista.com/topics/3303/trust-in-media-in-europe/

[3] http://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/20170629IPR78641/eu-will-make-more-books-available-for-blind-people

[4] https://www.ktn.cz/intro

[5] https://wanderwisdom.com/misc/Ten-Basic-Differences-Between-the-USA-and-Europe

[6] https://www.pressgazette.co.uk/uk-readers-spend-most-time-newspapers-compared-rest-europe/

[7] https://blog.wan-ifra.org/2017/06/08/world-press-trends-2017-the-audience-focused-era-arrives-0

[8] https://www.statista.com/statistics/689727/fake-news-influence-on-personal-voting-intention-italy/

[9] https://www.cnbc.com/2018/04/02/eu-plans-to-crack-down-on-fake-news-in-social-media.html

[10] https://ec.europa.eu/digital-single-market/en/news/final-results-eurobarometer-fake-news-and-online-disinformation

Nguồn Mặt Trận: http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/cong-chung-bao-chi-chau-au-17186.html