Công nghệ Nano Bioreactor chứng minh được tính khả thi qua xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

Công nghệ Nano Bioreactor được đưa vào thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch mới chỉ trong một thời gian ngắn và đã chứng minh được tính khả thi

Công nghệ Nano Bioreactor chứng minh tính khả thi

Ngày 16/5 vừa qua, với sự tham gia của nhiều bộ ngành, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, dự án làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản chính thức được khởi động.

Tại buổi lễ, Tiến sĩ Tadashi Yamamura - chuyên gia môi trường Liên Hiệp Quốc, chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản khẳng định rằng: “Việc sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để làm sạch sông Tô Lịch thì sau 3 ngày mùi hôi thối sẽ giảm đáng kể, và sau khoảng thời gian 2 tháng các chất thải và bùn dưới sông sẽ bị phân hủy”.

Ngay sau khi công nghệ Nano Bioreactor được đặt xuống lòng sông này, đã có nhiều chuyển biến tích cực, chứng minh được tính khả thi trong việc xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch mà trước đó suốt hàng thập kỷ chưa có phương án nào làm được.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người dân sinh sống khoảng 50 năm nay tại số nhà 38 đường Nguyễn Đình Hoàn (bên cạnh bờ sông Tô Lịch) cho biết, người dân chúng tôi rất vui mừng khi có dự án làm sạch sông Tô Lịch này. Nếu dự án thành công, sẽ giải tỏa được bức nỗi xúc khó nói suốt hàng chục năm trời mà chúng tôi phải sống cạnh con sông ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật này.

Nếu như trước đây đi qua đoạn sông Tô Lịch này thì mùi hôi thối nồng nặc không thể chịu được nhưng nay ở khúc sông được xử lý bằng công nghệ Nhật này thì không còn mùi hôi thối nữa. Nếu đi qua hai khu vực, một khu vực được xử lý và vùng chưa được xử lý thì mùi hôi thối phân biệt rõ rệt. Bên được xử lý bằng công nghệ Nhật không còn mùi hôi thối, và một bên chưa được xử lý thì múi hôi thối nồng nặc.

Sự chuyển biến tích cực trên không chỉ bằng cảm quan của người dân sinh sống hàng chục năm cạnh con sông bị ô nhiễm này, mà được chứng minh bằng các chỉ số phân tích khoa học.

Bùn trên sông Tô Lịch được phân hủy nhanh khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor

Bùn trên sông Tô Lịch được phân hủy nhanh khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor

Cụ thể: sau 3 ngày, lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng. Sau 7 ngày, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm từ hơn một mét xuống còn khoảng 76-91 cm.

Ngày 4/7 vừa qua, tức sau hơn 2 tuần thực hiện thí điểm khu trình diễn xử lý phân hủy bùn hữu cơ thành khí CO2 và nước đã cho kết quả khả quan: độ dày lớp bùn trong khu quây sắt giảm 38-48 cm, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh và đạt 6.67 mg/l (đạt tiêu chuẩn cột A1 - quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt).

Cá đã về sinh sống tại đoạn sông được xử lý bằng công nghệ Nano Bioreactor, và người dân được câu cá sau hàng thập kỹ cá "vắng bóng" trên sông Tô Lịch do ô nhiễm

Tiếp đó vào ngày 17/06, tức sau 01 tháng thực hiện thí điểm, độ dày bùn giảm rõ rệt: Tại điểm vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, phía gần bờ đường Bưởi: Độ dày bùn giảm từ 91,3cm xuống chỉ còn 13cm (giảm 78,3cm) và tại điểm vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 110m, phía gần bờ đường Bưởi: Độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống chỉ còn 19cm (giảm 77,7cm).

Một người dân câu được con cá rất to tại đoạn sông Tô Lịch được xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor

Ngoài sự cảm nhận của người dân sinh sống xung quanh sông Tô Lich, sự chứng minh bằng những con số. Một biểu hiện đáng chú ý nhất là, sau khi sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lý ô nhiễm sông tại sông Tô Lịch một thời gian ngắn, cá đã quay lại sinh sống ở dòng sông này sau hàng mấy chục năm “vắng bóng” do việc ô nhiễn tại con sông này quá nghiêm trọng.

Hoạt động xả nước từ Hồ Tây làm ảnh hưởng đến việc lấy mẫu nước phân tích theo định kỳ

Khoảng 9h sáng 9/7/2019 (thứ 3), thực hiện công tác phục vụ thoát nước mùa mưa theo quy định, để tiến hành hạ mực nước Hồ Tây về ngưỡng an toàn cho phép, Công ty Thoát nước Hà Nội đã cho mở cửa xả hơn 1 triệu mét khối nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch.

Tại buổi họp báo ngày 12/07, trước câu hỏi dư luận rất quan tâm là, thời gian vừa qua hoạt động sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch dù chỉ mới thực hiện được thời gian ngắn nhưng rất khả quan. Vậy việc xả hàng triệu mét khối nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch có ảnh hưởng đến kế hoạch thí điểm dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản hay không?

Ông Nguyễn Tuấn Anh, cựu Lưu học sinh học bổng toàn phần Monbukagakusho (MEXT) Chính phủ Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) - người đưa 2 phát minh công nghệ Nano Bioreactor này về Việt nam để xử lý môi trường thí điểm tại sông Tô Lịch cho biết: “Việc xả hàng triệu mét khối nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch là hoạt động thường kỳ của Công ty Thoát nước Hà Nội, và nhằm thực hiện công tác phục vụ thoát nước mùa mưa nên không ảnh hưởng đến kế hoạch làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản”.

Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) - người đưa 2 phát minh công nghệ Nano Bioreactor này về Việt nam để xử lý môi trường thí điểm tại sông Tô Lịch

Tiếp đó, việc xả hàng triệu mét khối nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch khiến nhiều người lo lắng rằng, từ trước tới nay, nước và bùn ở sông Tô Lịch đang ở mức ô nhiểm đáng báo động. Thế nhưng, thay vì được xử lý thì hoạt động xả nước từ Hô Tây ra sông Tô Lịch thì liệu lượng nước, bùn ở sông này liệu có bị đẩy xuống hạ lưu và gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân ở hạ lưu?

Trước câu hỏi này, Tiến sĩ Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết: “Đã là dòng sông thì phải có nguồn nước cấp và phải có dòng chảy. Thế nhưng, Sông Tô Lịch của Việt Nam do quá trình tích tụ, lắng đọng nước thải của thành phố suốt một thời gian rất dài, con sông đó bị ô nhiễm nghiêm trọng và được xem gần như là con sông chết. Vậy nên, quan điểm của chúng tôi là phải làm sạch sông, các chỉ số nước ở con sông này trở về con số bình thường, sông không còn ô nhiễm nữa thì hãy xã nước vào và cho chảy đi các nơi khác thì đó mới là hoạt động làm sạch sông Tô Lịch theo đúng nghĩa”.

Tiến sĩ Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản

Liên quan đến hoạt động xả hàng triệu mét khối nước từ Hồ Tây vào sông tô lịch ngày 09/07 vừa qua, Tiến sĩ Takeba Akira khẳng định: “hoạt động xả nước đó ảnh hưởng tới việc lấy mẫu để phân tích nước mặt, trầm tích, đo độ dầy bùn tại khu vực thí điểm xử lý sau 02 tháng theo đúng dự kiến”.

Do vậy, quan điểm từ đại diện phía thực hiện dự án thí điểm đưa công nghệ Nhật vào xử lý ô nhiểm tại sông Tô Lịch là: “Vấn đề lấy mẫu dự kiến vào ngày 17/7/2019, do hoạt động xả nước nên chúng tôi sẽ theo dõi nước đầu vào khu vực xử lý bằng công nghệ Nhật Bản sau khi bên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đóng cửa xả. Nếu sau vài ngày như trước đây, màu nước đầu vào khu vực xử lại trở về màu đen vốn có của sông Tô Lịch, tức là đạt “trạng thái thông thường chứ không phải trạng thái đặc biệt” thì chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích nước mặt, trầm tích, đo độ dầy bùn tại khu vực thí điểm xử lý sau 02 tháng theo đúng dự kiến.

Nếu thấy trạng thái đầu vào khu vực xử lý do có ảnh hưởng của nước xả từ Hồ Tây đợt vừa qua, chúng tôi sẽ làm công văn kiến nghị các sở, ngành và các đơn vị liên quan dời ngày lấy mẫu để đảm bảo kết quả được khách quan”, một đại diện của dự án này cho biết.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/cong-nghe-nano-bioreactor-chung-minh-duoc-tinh-kha-thi-qua-xu-ly-o-nhiem-song-to-lich-d145753.html