Công nghệ tạo bước đột phá trong điều hành cảng biển tại Singapore

Được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vị trí thứ nhất trong 155 quốc gia về lĩnh vực logistics, cùng với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Singapore hiện là trung tâm thương mại, giao dịch, vận chuyển hàng hóa toàn cầu, đồng thời cũng là trung tâm dữ liệu đào tạo về kiến thức chuyên môn giao dịch và vận tải quốc tế. Chỉ trong năm 2016, Singapore là nơi đặt trụ sở hoạt động của hơn 7.000 công ty liên quan đến lĩnh vực logistics trên toàn cầu, đóng góp 9% tổng số lực lượng lao động và 9% GDP cho quốc gia này. Hiện nay, có đến 21 nhà đầu tư trong Top 25 các nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu có trụ sở tại Singapore, trong đó bao gồm các tên tuổi lớn như: Agility, DHL, FedEx, TNT, UPS, Nippon Express, NYK Logistics và Toll Logistics.

Bên trong một khu điều phối container

Để đạt được những con số ấn tượng trên, cảng biển hiện đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và lĩnh vực logistics của đảo quốc Singapore. Hiện nay, cảng biển Singapore được kết nối với 600 cảng tại 123 quốc gia thông qua 200 tuyến vận chuyển. Trong quá khứ, chính sách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đã biến Singapore trở thành cường quốc kinh tế chỉ trong vòng một thế hệ. Kinh tế hàng hải hiện đóng góp trực tiếp 7% vào tổng giá trị GDP, gián tiếp 10% vào các ngành dịch vụ khác - vốn chiếm tới 1/3 tỷ trọng kinh tế của đất nước này.

Hệ thống cảng tại Singapore

Các cảng biển hiện nay của Singapore hiện đang nằm dưới sự quản lý của Port of Singapore Authority (PSA). PSA chịu trách nhiệm giám sát quá trình ra, vào của tàu thuyền, xuất nhập hàng hóa kho bãi và điều tiết phương tiện luân chuyển trên mặt đất. Toàn bộ quá trình được giám sát và sắp xếp bởi hệ thống máy tính hiện đại bậc nhất thế giới. Theo tính toán, trung bình hàng ngày PSA phải lưu thông đến 91.000 container, tương đương với 60 thuyền ra, vào cảng. Trong đó, 5% lượng hàng sẽ được tiêu thụ ngay tại Singapore, 95% hàng hóa còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển tới nhiều địa điểm trên toàn thế giới thông qua chuỗi cung ứng.

Sự hạn chế về trữ lượng tài nguyên thiên nhiên là động lực lớn nhất thúc đẩy Singapore phát triển nền kinh tế theo hướng dịch vụ và cảng biển. Phần lớn nhu yếu phẩm hàng ngày sử dụng tại quốc gia này được đưa vào thông qua các cảng biển, trong đó bao gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng và thậm chí là thuốc men vốn được vận chuyển thông qua các container có hệ thống bảo quản lạnh.

Chỉ trong năm 2015, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng hải qua Singapore đã lên tới 32,2 triệu TEU. Tổng chiều dài của số container vận chuyển hàng năm gấp 4 lần đường xích đạo của trái đất.

Một trong những cột mốc quan trọng đối với sự phát triển ngành Hàng hải của Singapore chính là sự ra đời của phương thức vận chuyển container tiêu chuẩn đồng bộ trên các phương tiện vận chuyển khác nhau (Containerization). Phương thức Berth containerization giúp đồng bộ hóa phương thức vận chuyển, chuyên chở và sắp xếp các container có kích thước tiêu chuẩn (TEU) trên các phương tiện như tàu thủy, xe tải, tàu hỏa và hệ thống bốc dỡ hàng hóa tại các cảng trung chuyển. Vào năm 1972, cảng Tanjong Pagar - cảng container đầu tiên tại Đông Nam Á chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước đầu tiên trong việc chiếm lĩnh thị phần cảng biển của Singapore tại khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Điều phối cảng thông qua công nghệ quản lý

Cảng Pasir Panjang - Singapore

Hệ thống Marinet

Việc chiếm lĩnh thị phần cảng biển còn được thể hiện rõ rệt trong những năm đầu thế kỷ 21. Từ năm 2000 đến 2014, số lượng tập đoàn vận tải hàng hóa đã tăng lên chóng mặt, từ 15 lên tới 130 tập đoàn. Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển Singapore là một trong số ít những hệ thống cảng trên thế giới có thể tiếp nhận hiệu quả các tàu vận chuyển siêu kích cỡ.Để có thể lưu thông khối lượng hàng hóa hàng ngày một cách suôn sẻ, PSA đã tiến hành áp dụng các công nghệ tự động hóa vào quy trình vận chuyển. Cơ quan cảng biển Singapore (MPA) đã phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống Marinet vào những năm cuối thế kỷ 20. Hệ thống Marinet giúp hỗ trợ các chủ sở hữu hàng hóa có thể nhanh chóng khai báo các nội dung liên quan đến hàng hóa nhập cảng. Ngoài ra, phần lớn thủ tục ra, vào cảng, khai báo sẽ được xử lý trên mạng với mức độ tự động hóa lên tới 100%, giúp cắt giảm thời gian phê duyệt từ nửa ngày xuống còn vài tiếng.

Flow-Through Gate

Lần đầu tiên được tích hợp vào cảng Singapore vào năm 1997, cổng Flow-Through là hệ thống nhận dạng container tự động không có người vận hàng. Thông qua các cảm biến và camera tại khu vực cảng, Hệ thống Flow-Through Gate chịu trách nhiệm nhận dạng các xe container vào cảng, qua đó điều phối, hướng dẫn lái xe phân bố hàng hóa ở các khu vực định sẵn do phần mềm quyết định trong vòng 25 giây kể từ lúc xe vào cổng. Hệ thống Flow-Through Gate có thể điều phối 700 xe trong một giờ và lên tới 9.000 xe/ngày. Để sử dụng hệ thống Flow-Through Gate, các tài xế sẽ được nhận diện bằng thẻ có gắn chip nhận dạng và sử dụng dấu vân tay. Sau đó, lái xe sẽ được hệ thống yêu cầu đưa xe đến trạm cân. Tại khu vực này, hệ thống kiểm tra danh tính của người lái xe, danh tính của xe tải, trọng lượng và số lượng container so với bản kê khai và tiến hành thủ tục cho phép xe tải nhập cảng. Khi tài xế vượt qua các bài kiểm tra trên, Hệ thống sẽ gửi một tin nhắn đến điện thoại di động của người lái xe hoặc thiết bị đầu cuối dữ liệu di động (MDT) thông báo vị trí bốc dỡ hàng hóa cho xe container.

Portnet và CITOS

Đối với quá trình bốc dỡ, sắp xếp container, hệ thống cảng biển Singapore đã áp dụng công nghệ Portnet và CITOS. Trong đó, Portnet là phần mềm hải quan được phát triển dành cho đơn vị, công ty liên quan đến vận tải container như các hãng vận tải, công ty giao nhận và chính quyền địa phương. Gần đây, với sự phát triển và gia tăng sử dụng Internet, Portnet hiện đang phục vụ cho 8.000 người sử dụng và xử lý khoảng 100 triệu giao dịch mỗi năm. Hệ thống thứ hai của PSA Singapore Terminals là CITOS (Computer Integrated Terminal Operations System - Hệ thống tích hợp vận hành cảng) được phát triển vào năm 1988. Đây là một hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp có nhiệm vụ điều phối và hợp nhất mọi tài sản, từ cần trục, container cho đến tài xế. CITOS còn giúp hoạch định việc xếp container. Khi thông tin được nhập vào thông qua Portnet, CITOS sẽ tự động lập kế hoạch xếp hàng và bố trí kho bãi dựa trên những yếu tố như sự ổn định của tàu, trọng lượng container, điểm đến của container... Điều này cho phép PSA Singapore Terminals tối ưu hóa công việc của mình.

Không chỉ dừng lại tại những thành công đã đạt được trong quá khứ và hiện tại, Chính quyền Singapore còn chuẩn bị cho ngành Hàng hải trong tương lai thông qua việc mở rộng cảng Pasir Panjang. Khu vực mở rộng được thiết kế giúp gia tăng khối lượng lưu thông container thêm 15 triệu đơn vị TEU, gia tăng tổng khối lượng lưu thông hàng hóa thông qua cảng biển của đảo quốc này lên tới 50 triệu đơn vị TEU, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hải của toàn thế giới trong tương la

Hà Vũ

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/cong-nghe-tao-buoc-dot-pha-trong-dieu-hanh-cang-bien-tai-singapore-d65955.html