Công nghệ 'trẻ hóa' sao Hollywood trên màn ảnh gây tranh cãi

Chắc hẳn không ít khán giả đã phải trầm trồ khi được thấy 'phiên bản' vô cùng trẻ trung của Samuel L. Jackson hay Will Smith trong các bộ phim.

Tuổi tác thực sự không thành vấn đề đối với Will Smith (ảnh lớn) và Samuel L. Jackson (ảnh nhỏ) nhờ công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Guardian

Tuổi tác thực sự không thành vấn đề đối với Will Smith (ảnh lớn) và Samuel L. Jackson (ảnh nhỏ) nhờ công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Guardian

Để có thể tái hiện thành công những cảnh quay này, các nhà làm phim đã phải sử dụng công nghệ tân tiến khiến nhân vật trẻ ra hàng chục tuổi. Tuy nhiên, liệu mánh khóe này lúc nào cũng phù hợp với ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood hay không?

Bạn có thể đoán được Samuel L Jackson, Michael Douglas hay Arnold Schwarzenegger bao nhiêu tuổi không? Chắc chắn sẽ rất khó đoán nếu chỉ xem những bộ phim của họ gần đây. Mới đây, các gương mặt trong làng điện ảnh Mỹ đều được áp dụng công nghệ không tuổi (de-aging) kỹ thuật số trong các bộ phim Captain Marvel, Avengers Endgame và Terminator: Dark Fate.

Công nghệ hiện đại phổ biến này sẽ làm cho hình ảnh của các diễn viên đẹp hơn, trông trẻ hơn song cũng gây ra không ít nhầm lẫn. Xem một diễn viên Sam Jackson trẻ hơn đến 30 tuổi trong Captain Marvel, bạn sẽ phải thốt lên: “Chờ chút, tôi biết Sam Jackson 70 tuổi rồi cơ mà”.

Kỹ thuật "de-aging" là một công cụ tuyệt vời cho ngành điện ảnh, dĩ nhiên các nhà làm phim cũng rất thích thú với nó. Bộ phim Gemini Man sắp công chiếu của Lý An sẽ khai thác nhân vật Will Smith với mái tóc hoa râm, gầy gò chiến đấu chống lại phiên bản trẻ hơn của chính mình. Và ngay cả “ông vua” sản xuất phim Martin Scorsese cũng đã sử dụng mánh khóe này cho tác phẩm điện ảnh mới nhất của mình: The Irishman.

Theo đánh giá của ông Scorsese, công nghệ này chưa thực sự hoàn hảo và ông đã phải trì hoãn bộ phim mới đây vì cho rằng việc làm trẻ hóa các diễn viên như Robert De Niro, Al Pacino và Joe Pesci là không phù hợp. Ông không chấp thuận việc hỗ trợ công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI) cho khuôn mặt của các diễn viên: “Công nghệ này đã làm thay đổi toàn ánh mắt của diễn viên, mà tôi lại thích nhất ánh mắt ấy. Đây liệu có phải là một nhược điểm của kỹ thuật hiện đại này không?”.

Trên thực tế, công nghệ này dường như được áp dụng cho các diễn viên nam nhiều hơn nữ. Trong bộ phim Captain America: The Winter Soldier, nhà sản xuất đã áp dụng kỹ thuật này để tạo ra một nam diễn viên Hayley Atwell chừng 60 tuổi. Câu hỏi được đặt ra là liệu nó có thực sự đem lại sự đổi mới tích cực cho nền điện ảnh hay không, thậm chí không phải trong những phân cảnh hồi tưởng. Nếu bạn ghép khuôn mặt thời trẻ của Arnie với thân hình trẻ khác, có thể nói đó là Schwar Schwarzenegger hay không? Thay vì làm trẻ hóa Terence Stamp trong các phân đoạn hồi tưởng những năm 1999 cho bộ phim The Limey, Steven Soderbergh đã sử dụng các đoạn phim của Stamp trong bộ phim Poor Cow 1967 trước đó.

Những mánh khóe này có thể làm cho thế hệ diễn viên gạo cội tiếp tục theo đuổi niềm đam mê diễn xuất hay không đang là một vấn đề gây tranh luận. Bởi vô số diễn viên đã được nghỉ ngơi khi đạo diễn tạo ra các “phiên bản” trẻ hơn của họ, chẳng hạn như Josh Brolin trong Men in Back III, người đã trở thành một “Tommy Lee Jones thời thanh niên” tốt hơn chính Tommy Lee Jones có thể làm.

Nếu nhà làm phim Bố Già sản xuất phần 2 ngày nay, thì có lẽ bạn sẽ thấy một Brando không tuổi thủ vai Vito Corleone hồi trẻ. Diễn viên De Niro có thể không còn sân diễn trong phim. Hoặc nếu như De Niro không may đã qua đời vài năm và chúng ta chỉ được xem các phiên bản CGI của ông kể từ nay. Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Hải Vân/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/giai-tri-sao/cong-nghe-tre-hoa-sao-hollywood-tren-man-anh-gay-tranh-cai-20190613143715882.htm