Công tác dân nguyện thực sự là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và nhân dân

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ kỷ niệm. (CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ kỷ niệm.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Dân nguyện.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác dân nguyện, điều này được thể hiện trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Quan điểm dân chủ “lấy dân làm gốc”, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân của Đảng và Nhà nước được Hiến pháp, pháp luật quy định rất cụ thể.

 Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Dân nguyện.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Dân nguyện.

Từ thực tiễn hoạt động, trải qua 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ban Dân nguyện đã luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, dân chủ, trí tuệ; tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trực tiếp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, kiến nghị phản ánh của cử tri, Nhân dân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và giám sát việc giải quyết của các cơ quan chức năng.

Công tác dân nguyện đã thật sự là cầu nối giữa cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước với cử tri và Nhân dân, được cử tri và Nhân dân cả nước ngày càng ghi nhận, tin tưởng.

Chỉ ra một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt hơn đối với công tác dân nguyện, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng chia sẻ với lãnh đạo, cán bộ, công chức Ban Dân nguyện khi hiện đang phải đảm đương khối lượng công việc rất nhiều, nhiều việc khó, liên quan đến nhiều cơ quan, bộ ngành, địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi lễ.

Từ thực tiễn hoạt động, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, những người làm công tác dân nguyện trước hết phải nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thật sự tâm huyết, trách nhiệm cao, công tâm, khách quan, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng phân tích tổng hợp vấn đề, khả năng thuyết phục, động viên, hướng dẫn; kiên trì đeo bám đến tận cùng của vấn đề; thường xuyên lắng nghe, vận dụng tối đa các hình thức để tiếp nhận thông tin.

Bên cạnh đó, phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ban Dân nguyện tiếp tục bám sát, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 594 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động giám sát của của HĐND; Chỉ thị số 35 ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”.

Ban Dân nguyện phải giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ mối quan hệ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ dân nguyện, hằng tháng báo cáo vụ việc nổi cộm để giám sát, truy trách nhiệm đến cùng, gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân, có như vậy, công tác dân nguyện mới thực sự tạo chuyển biến, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân đối với Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tin tưởng Ban Dân nguyện sẽ tiếp tục thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của cử tri và Nhân dân cả nước, góp phần tích cực vào việc đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, để Quốc hội luôn xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước.

N.Hường

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cong-tac-dan-nguyen-thuc-su-la-cau-noi-giua-quoc-hoi-voi-cu-tri-va-nhan-dan-post241232.html