COP28: Hội nghị COP đầu tiên liên kết thực sự với khoa học về biến đổi khí hậu

Việc đưa kết thúc về 'nhiên liệu hóa thạch' vào văn bản thỏa thuận cuối cùng của Bản đánh giá toàn cầu - Global Stocktake (GST) đã khiến COP28 trở thành Hội nghị COP đầu tiên thực sự được liên kết với khoa học về biến đổi khí hậu.

Các nhà hoạt động biểu tình vào ngày cuối cùng của COP28 ở Dubai.

Tại phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023 ở Dubai (UAE), hầu hết các bên tham gia đều đã đưa ra quan điểm đề xuất về văn bản thỏa thuận cuối cùng GST. Theo đó, đại diện của quần đảo Mác-san, một quốc đảo nhỏ mà theo dự báo, nhiệt độ tại đây sẽ tăng hơn 1,5°C, điều này sẽ đe dọa đến sự tồn tại của quốc đảo này - đã phát biểu mô tả văn bản thỏa thuận cuối cùng GST như là một “chiếc ca-nô chạy chậm, rò rỉ nước và thủng lỗ chỗ song vẫn bị đưa xuống nước vì thế giới không còn lựa chọn nào khác”. Đại diện của Ả Rập Xê-út, một quốc gia từ lâu đã phản đối đề cập trực tiếp đến nhiên liệu hóa thạch, thì lại cho biết “thế giới phải tận dụng mọi cơ hội để giảm lượng khí phát thải, bất kể từ nguồn nào và phải sử dụng tất cả các công nghệ hiện có”. Trong khi đó, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu - ông John Kerry lại nêu quan điểm: “Mặc dù không phải quốc gia nào cũng hoàn toàn hài lòng song văn bản thỏa thuận này đạt được dựa trên cơ sở đồng thuận, tránh đề cập đến bất kỳ sự thừa nhận nào về việc Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn khí phát thải cao lịch sử hay nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới”.

Dưới góc nhìn khác, Bộ trưởng Môi trường Colombia - bà Susana Muhamad đã phát biểu đánh giá một thành công nổi bật trong khuôn khổ văn bản thỏa thuận cuối cùng GST là “lần đầu tiên, khoa học về biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng đến kết quả của COP28 khi mà các báo cáo không còn nằm trong ngăn tủ nữa, thay vào đó, nó đã được sử dụng, gây ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết sách chính trị”. Đây không phải là nhận định về quan điểm hay đánh giá về chính sách đối với biến đổi khí hậu của riêng Colombia, mà còn là một đánh giá về kết quả COP28 dưới góc độ cuối cùng quan trọng duy nhất theo quan điểm về khí hậu rằng liệu có hay không kết quả này được điều chỉnh bởi khoa học về biến đổi khí hậu lần gần đây nhất?

Thật vậy, đây là một kỳ Hội nghị COP thông qua văn bản thỏa thuận cuối cùng liên kết trực tiếp với khoa học về biến đổi khí hậu khi mà nó chứa đựng đầy những tham chiếu như “khoa học tốt nhất hiện có” và “khoa học mới nhất”, điều này cũng được tham khảo một cách thường xuyên nêu tại các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) với đánh giá cực kỳ quan trọng khi cho rằng, việc duy trì giới hạn tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức không quá 1,5°C đòi hỏi phải “giảm sâu, nhanh chóng và bền vững lượng khí phát thải nhà kính toàn cầu (GHG) ở mức 43% vào năm 2030”.

Tuy vậy, những chỉ dẫn tương tự như vậy cũng đã xuất hiện trong các kết quả báo cáo liên quan trước đó, điều này thực sự giúp nâng cao được vị thế của khoa học về biến đổi khí hậu trong kết quả COP28. Theo đó, văn bản thỏa thuận cuối cùng GST đã đề cập nhiều đến nhiên liệu hóa thạch khi “kêu gọi” các bên bắt đầu “chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng với một giải pháp công bằng, trật tự và bình đẳng”.

Nguyên do văn bản tham khảo này được coi là rất quan trọng là bởi vì, tất cả các cuộc đàm phán về công nghệ cắt giảm hoặc cam kết chấm dứt phát thải các loại khí nhà kính khác thuộc GHG ví như khí metan, thì cho đến nay, đều được các nghiên cứu khoa học chỉ ra tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu chính là lượng khí thải CO₂ được tạo ra do thế giới đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo Báo cáo khoảng cách phát thải (EGR) mới nhất của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), lượng khí thải CO₂ được tạo ra từ quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các quá trình sản xuất công nghiệp đã chiếm tới “2/3 lượng khí phát thải GHG hiện tại”. Còn theo Báo cáo Ngân sách khí carbon toàn cầu (GCB) mới được công bố bởi một nhóm các nhà khoa học hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, thì ước tính có tới 9/10 lượng khí thải CO₂ được phát thải ra môi trường vào năm 2023 là do con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Khí thải CO₂ từ nhiên liệu hóa thạch là tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu

Bằng thực tế nghiên cứu khoa học nêu trên, giới khoa học khí hậu toàn cầu đã phản hồi rất tích cực với văn bản thỏa thuận cuối cùng GST được COP28 thông qua với một số nhận xét rất đáng chú ý. Giáo sư Pierre Friedlingstein, tác giả chính của Báo cáo ngân sách carbon toàn cầu - GCB, cho biết các bên sẽ đánh giá COP28 thành công hoặc là một sự thất bại hoàn toàn khi mà văn bản thỏa thuận cuối cùng đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng chưa từng thấy trong suốt 27 kỳ Hội nghị COP nào trước đó khi COP28 kêu gọi “chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, kết quả này thực sự rất tích cực. Giờ đây, các quốc gia trên thế giới phải biến những cam kết thành hành động thiết thực trong thực tế”. Tiến sĩ David Armstrong McKay thuộc Viện Hệ thống Toàn cầu của Đại học Exeter (Vương quốc Anh) cho biết, việc đưa ra nhu cầu chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng là một bước đi đáng hoan nghênh khi mà gần 3 thập kỷ các kỳ Hội nghị COP đều né tránh việc đề cập đến vấn đề chính nhạy cảm nhất”. Ông Richard Betts đến từ Met Office thuộc Trung tâm Hadley (Vương quốc Anh), cho biết: "Báo cáo GST đưa ra trích dẫn chứa đựng rất nhiều thông tin khoa học đúng đắn khi nêu bật tính cấp bách của tình hình môi trường thế giới hiện đang gặp phải và điều này đáng được hoan nghênh, đánh giá cao”.

Nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng khí thải carbon cao gấp 9 lần so với các hoạt động khác của con người trong năm nay

Tuy nhiên, theo giới quan sát, kết quả đạt được trong vấn đề này thời gian qua dù sao cũng chưa được như dự định. Mặc dù có sự liên kết tốt hơn với khoa học về biến đổi khí hậu song văn kiện của COP28 về duy trì nguồn tài chính và ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn đạt được rất ít tiến triển cho dù cả hai lĩnh vực này đều là những lĩnh vực chính cần được giải quyết nếu các quốc gia đều phát triển các chính sách thích ứng một cách hiệu quả đối với những gì mà giới khoa học về biến đổi khí hậu đã chỉ ra gần đây.

Hầu hết các nước đều quan tâm, ủng hộ việc đưa từ ngữ nhiên liệu hóa thạch vào nội dung văn bản thảo thuận cuối cùng GST, bao gồm “nhiên liệu chuyển đổi” được hiểu là quy định dành cho ngành khí đốt tự nhiên và sự “thu giữ, tối ưu hóa việc sử dụng và lưu trữ khí carbon-CCUS”. Đây là một quá trình mà các nhà môi trường tỏ ra sự lo ngại về các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch hiện có ý định sử dụng nó làm tấm bình phong để tiếp tục khai thác hydrocarbon. Theo Báo cáo ngân sách carbon toàn cầu - GCB, các mức ứng dụng công nghệ dựa trên cơ sở toàn bộ CCUS hiện ở mức nhỏ hơn 1 triệu lần so với lượng khí phát thải CO₂ do nhiên liệu hóa thạch tạo ra. Từ ngữ được sử dụng trong nội dung văn bản trên nhằm khuyến khích chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch chỉ là “kêu gọi” song cũng được hiểu như là một trong những động từ yếu nhất xuất hiện trong các văn bản của Liên hợp quốc về điều khoản hướng dẫn thực hiện mà mức mạnh nhất phải là “chỉ dẫn”.

Dù sao đi nữa, trong quá trình gia tăng những tiến bộ, việc “nhiên liệu hóa thạch” cho đến nay được coi là tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu, vẫn là điều cực kỳ quan trọng bởi vì hiện từ ngữ nhiên liệu hóa thạch vẫn được đảm bảo xuất hiện trong kết quả các Hội nghị COP tương lai và sẽ tiếp tục được cải thiện ngay cả khi điều này dự báo chỉ đạt ở mức độ chậm.

Ông Bill Hare, nhà khoa học về biến đổi khí hậu hàng đầu và là Giám đốc điều hành của Climate Analytics - một tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách và khoa học khí hậu của Cộng hòa liên bang Đức, đã mô tả kết quả của COP28 là “chiếc đinh đầu tiên đóng vào quan tài đối với ngành nhiên liệu hóa thạch”, thậm chí ngay cả khi các nhà sản xuất dầu khí tìm cách “diễn đạt bằng từ ngữ khác một cách vô ích”. Ông Hare còn cho biết thêm, những kết quả đạt được trong trận chiến nhỏ này đối với ngành dầu khí thật là cay đắng và trống rỗng, và cuối cùng sẽ không ngăn được sự trượt dốc không phanh của nhiên liệu hóa thạch khi mà những lỗ hổng và giải pháp sai lầm chỉ có thể làm trì hoãn sự biến mất không thể tránh khỏi của chúng một cách rõ ràng. Nội dung văn bản thỏa thuận cuối cùng GST như là sự cam kết mạnh mẽ của thế giới đối với việc kiểm soát giới hạn trái đất nóng lên thêm 1,5°C. Điều này không còn thời gian để thế giới lãng phí, bỏ qua./.

Tuấn Hùng

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/cop28-hoi-nghi-cop-dau-tien-lien-ket-thuc-su-voi-khoa-hoc-ve-bien-doi-khi-hau-703163.html