Covid-19: Cách xử lý dịch bệnh ở Đức và Italy có gì khác nhau?

Đức và Italy đang ở đỉnh dịch trong bối cảnh các ca nhiễm tại hai nước này gia tăng đáng kể.

Đức có tỷ lệ tử vong thấp hơn Italy vì Covid-19

Trang SCMP dẫn tin, Đức nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ cao người nhiễm Covid-19 nhưng tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 4%. Trong khi đó, Italy cũng rơi vào đỉnh điểm của dịch bệnh với số người lây nhiễm cao cùng với hàng trăm người tử vong trong những ngày gần đây.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh:EPA

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh:EPA

Đức đã trải qua thời gian khó khăn khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thấp (chỉ 92 người tử vong) trong số 23.921 ca nhiễm kỷ lục vào thứ Bảy tuần trước.

Liệu quốc gia này có phải đang gặp may mắn hay Đức đang kiểm soát dịch bệnh tốt? Phải chăng hệ thống y tế tốt hay tiến trình xét nghiệm sớm đã giúp nước này giảm thiểu số ca tử vong vì Covid-19 so với các quốc gia khác trên thế giới? Hay lý do là Đức có tỷ lệ người già ít hơn Italy?

Giới quan sát đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến hướng giải quyết mà Đức đã triển khai trong cuộc chiến chống Covid-19, trong đó nước này đã có hiệu quả trong việc giảm thiểu nhất tỷ lệ tử vong vì loại virus chủng mới này.

Thêm vào đó, giới chuyên gia và các giáo sư y tế đặt ra phép so sánh về tỷ lệ tử vong giữa Italy và Đức trong khi cả hai nước đều có số ca nhiễm cao.

Tỷ lệ tử vong tại Đức chỉ khoảng 0.4% trong khi Italy chiếm tới 9% tỷ lệ tử vong.

Thậm chí Thủ tướng Đức Angela Merkel, 65 tuổi cũng đang tiến hành cách ly trong bối cảnh dịch bệnh lây lan diễn biến phức tạp. Thủ tướng Merkel cũng lên tiếng rằng các lệnh cấm trừng phạt công cộng sẽ ban hành, nhằm hạn chế mức độ lây lan mạnh ra cộng đồng.

Các chuyên gia Đức cũng bày tỏ nghi ngờ có một số yếu tố thống kê sai lệch dữ liệu do thử nghiệm rộng rãi từ ngày đầu ở Đức khi so sánh với số lượng thấp ở Italy và một số nơi khác.

Đức đang có biện pháp hiệu quả?

Nhiều phỏng đoán khả năng số lượng cao các trường hợp mắc bệnh với triệu chứng nhẹ ở các quốc gia khác cùng với các phương pháp xét nghiệm khác biệt với Đức.Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng đồng ý rằng có thể có một số biện pháp hiệu quả mà Đức áp dụng giúp nước này giảm thiểu tỷ lệ tử vong, bao gồm hệ thống y tế công cộng tốt.

"Chúng ta có thể công nhận rằng tình hình đang trở nên nghiêm trọng và mọi người đang đứng trước các lo lắng về mức độ lây lan có thể diễn ra. Đức đã triển khai các phòng thí nghiệm khắp nước và có thể tiến hành kiểm tra nhanh mức độ lây nhiễm virus. Đó là lý do tại sao chúng tôi có thể bắt kịp cách giải quyết dịch bệnh", ông Christian Drosten, giám đốc virus học tại Bệnh viện Berlin cho biết.

Giải thích về tỷ lệ tử vong thấp tại Đức, ông Christian Drosten đã nói với báo chí tại Berlin gần đây rằng một mạng lưới các phòng thí nghiệm độc lập đã sẵn sàng ở Đức và có thể tiến hành xét nghiệm số lượng lớn trong tháng Một khi một số ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại nước này.

Là một trong số các quốc gia giàu nhất trên thế giới, Đức cũng là một trong số các nước có hệ thống y tế công cộng tốt và đắt đỏ nhất cùng với hệ thống bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đảm bảo.

"Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đức có lẽ là một trong các hệ thống tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, đại dịch đang chỉ cho chúng ta mức độ nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt cùng với đó là chung tay đối phó với dịch bệnh", Thủ tướng Merkel cho biết.

Theo trang SCMP, lợi ích lớn nhất mà Đức có được trong phòng chống đại dịch là nước này luôn đảm bảo các giường bệnh chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân.

"Chúng tôi luôn có cảnh báo trước và có thể chuẩn bị tốt nhất đối phó với dịch bệnh", bác sĩ Christoph Specht – chuyên gia y tế hàng đầu cho biết trên kênh tin tức NTV.

Đức đã đạt được thành công trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh bởi nâng cao tinh thần cảnh báo sớm vào tháng Hai trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Italy. Điều này đã giúp nước Đức nhanh chóng tiến hành xét nghiệm và tăng cường các lệnh cấm nghiêm ngặt, tránh tụ tập đám đông.

"Toàn nước, các bệnh viện tại Đức đã chuẩn bị tốt và luôn sẵn sàng. Tuy nhiên, cho dù hệ thống y tế tốt cũng vẫn có thể tồn tại các hạn chế nếu quá nhiều người ốm trong thời điểm này. Chúng ta có hệ thống giường chăm sóc đặc biệt hơn Italy và nhiều quốc gia khác. Chúng ta cũng hi vọng rằng, số lượng này có thể đáp ứng cho các bệnh nhân mắc Covid-19 trong thời điểm này", ông Christoph Specht nói.

Bác sĩ Karl Lauterbach cho biết việc quản lý khủng hoảng tại Đức đang diễn ra tốt.

"Ngay từ đầu, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm nhanh khi so sánh với các nước khác như Italy. Đó là lý do chúng tôi có thể ngăn chặn các ca nhiễm. Điều quan trọng là ngay từ đầu chúng ta phải có đánh giá diễn biến dịch bệnh và cần thiết tiến hành kiểm soát ngay có thể", bác sĩ Karl Lauterbach nói thêm.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/covid-19-cach-xu-ly-dich-benh-o-duc-va-italy-co-gi-khac-nhau-20200323162414937.htm