Covid-19 đã dạy cả thế giới bài học lớn về giá trị của sự sống: Từ hành vi vô trách nhiệm của một ai đó, cả khi vô tình, có thể khiến người khác phải trả giá bằng mạng sống!

Tất cả chúng ta đều bình đẳng trong con mắt của mẹ thiên nhiên. Cho dù bạn giàu hay nghèo, bạo chúa hay người hầu, cả côn trùng cũng vậy, thiên nhiên đều đối xử với chúng ta cách đồng đều.

Năm 2019 là một năm kỷ lục của căn bệnh sốt xuất huyết ở Mỹ Latinh. Khoảng 3 triệu người đã bị nhiễm bệnh và 1.500 người trong số họ đã chết. Mỗi năm, căn bệnh này ngày càng cướp đi nhiều sinh mạng nhưng hầu như rất ít nước ngoài Châu Mỹ Latinh biết về nó. Tại sao? Bởi vì nó là khu vực Mỹ Latinh và trong mắt của phương Tây, cuộc sống của người Mỹ Latinh có giá trị thấp hơn cuộc sống ở Tây Âu hoặc cuộc sống ở Bắc Mỹ.

Tương tự như vậy, rất ít ai quan tâm đến virus corona nếu nó chỉ bên trong Trung Quốc đại lục. Chúng ta có thực sự hoảng hốt nếu virus giết chết, 100.000 người hay thậm chí một triệu người ở Trung Quốc, nhưng không di cư sang các nước khác không? Điều gì sẽ khiến chúng ta đứng ngồi không yên? Câu trả lời không phải là một con số, mà là danh tính của người bị ảnh hưởng.

Chúng ta thích nghĩ mình là người có lương tâm, có đạo đức. Nhưng COVID-19, hay Corona đang phơi bày bản chất thực sự của chúng ta: ích kỷ đến tận cùng. Đây là lý do tại sao thế giới bắt đầu hoảng loạn về virus corona chỉ khi nó lan sang các nước khác trên thế giới; đây là thực tế đáng buồn trong cuộc sống của chúng ta.

Hai bài học từ virus

Cho đến nay, virus corona đã dạy chúng ta hai bài học rất quan trọng:

1. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trong con mắt của mẹ thiên nhiên. Cho dù bạn giàu hay nghèo, bạo chúa hay người hầu, cả côn trùng cũng vậy, thiên nhiên đều đối xử với chúng ta cách đồng đều.

2. Tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta đang truyền mầm bệnh từ người này sang người khác và từ hành vi vô trách nhiệm của một ai đó, ngay cả khi vô tình, có thể khiến người khác phải trả giá bằng mạng sống và vô số nỗi đau đớn khác.

Điều mà virus không dạy chúng ta là làm thế nào để biến sự phụ thuộc tiêu cực này thành tích cực. Chúng ta sẽ phải tự học lấy, thông qua những nỗ lực của mình để xây dựng một mô hình sống mới. Nếu chúng ta tập trung nỗ lực cải thiện cuộc sống cho mọi người thay vì chỉ cải thiện cuộc sống của riêng mình, chúng ta sẽ có thể biến đổi môi trường, xã hội và sinh thái.

Đại dịch là cơ hội để chúng ta phát triển một cách nhìn mới về bản thân, để hình dung thành công không phải là chiến thắng ai đó, mà là toàn xã hội ai ai cũng có quyền. Đúng, suy nghĩ này đi ngược lại với bản chất của chúng ta, nhưng bản chất tự nhiên đang đi ngược lại với bản chất của con người ngày nay, vì vậy chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ lớn hơn. Nếu chúng ta không thay đổi cách suy nghĩ, thực tế sẽ buộc chúng ta và đau đớn hơn nhiều.

Dịch Covid-19 là khúc dạo đầu cho một dòng thử thách sẽ xảy ra với loài người, cho đến khi chúng ta sẵn sàng trở thành người chịu trách nhiệm cho nhau ở cấp độ xã hội và sinh thái. Không quá khó khăn để nhận ra rằng virus là một phép thử để chúng ta xem xét lẫn nhau. Hãy nhìn vào cách Trung Quốc phản ứng khi dịch bắt đầu bùng phát, giả vờ rằng virus không phải là vấn đề lớn. Và hãy nhìn cách họ làm chậm quá trình lây lan - bắt mọi người cách ly cho đến khi sự lây lan giảm dần. Và hiệu quả. Hãy nhìn cách Ý đã ỷ lại trước mối đe dọa và giờ hãy nhìn vào kết quả thảm khốc của nó.

Bây giờ chúng ta cần đưa cái trách nhiệm chung lên một tầm cao mới và hãy bắt đầu xem thành quả của nó. Chúng ta có thể làm nhiều hơn là chỉ chữa lành xã hội khỏi bệnh do virus. Chúng ta có thể chữa lành xã hội khỏi sự tha hóa lan rộng, sự cô đơn và trầm cảm, điều đã gây khó khăn cho xã hội của chúng ta từ lâu trước khi có virus. Tất cả chỉ cần chúng ta sẵn lòng chấp nhận một sự thật rằng: chúng ta đều có trách nhiệm với nhau.

Trân trọng sự khác biệt

Nếu chúng ta chấp nhận trách nhiệm chung, chúng ta sẽ học cách trân trọng sự khác biệt của nhau. Sự khác biệt của chúng ta không còn là dị hợm nữa; họ sẽ kết nối với chúng ta và cho phép chúng ta đóng góp cho xã hội theo cách của riêng mình; điều mà không ai có thể làm được.

Các câu hỏi về chủng tộc hoặc bình đẳng giới sẽ không còn nữa vì mỗi người sẽ là vô giá. Làm thế nào bạn có thể đánh giá ai là người có những phẩm chất độc đáo mà không ai khác có, và ai sẵn sàng sử dụng những phẩm chất đó để mang lại lợi ích cho toàn xã hội? Nếu người đó đến từ Mỹ Latinh, Trung Quốc hoặc Đức thì sao? Nếu người đó được học hành hay không được học hành, giàu hay nghèo, đen, trắng hay vàng thì sao? Chẳng có gì là vấn đề cả. Vấn đề là người đó có một món quà vô giá để tặng cho tất cả chúng ta. Đây là thực tế của những người sống có trách nhiệm chung.

Mai Lâm

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/covid-19-da-day-ca-the-gioi-bai-hoc-lon-ve-gia-tri-cua-su-song-tu-hanh-vi-vo-trach-nhiem-cua-mot-ai-do-ca-khi-vo-tinh-co-the-khien-nguoi-khac-phai-tra-gia-bang-mang-song-5202016315272878.htm