Covid-19 lan rộng, trốn dịch trong boongke trở nên lý tưởng

Vài tháng trước, việc mua một boongke ngày tận thế được cho là điên rồ, nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những người sở hữu nó có nơi tránh dịch lý tưởng.

 Larry Hall, (ảnh) người xây boongke "ngày tận thế", đứng trước lối vào khu căn hộ trong lòng đất. Cách đây không lâu, Joe và vợ là Jennifer cảm thấy rằng họ đã phạm sai lầm khi họ đặt mua và cải tạo một boongke kiên cố dài 15 m trong lòng đất ở bắc California. "Tại sao chúng tôi làm điều này, nó thật ngu ngốc", Joe nói với Wall Street Journal.

Larry Hall, (ảnh) người xây boongke "ngày tận thế", đứng trước lối vào khu căn hộ trong lòng đất. Cách đây không lâu, Joe và vợ là Jennifer cảm thấy rằng họ đã phạm sai lầm khi họ đặt mua và cải tạo một boongke kiên cố dài 15 m trong lòng đất ở bắc California. "Tại sao chúng tôi làm điều này, nó thật ngu ngốc", Joe nói với Wall Street Journal.

Nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Mỹ, giấy vệ sinh hết sạch trên kệ, doanh số bán súng tăng vọt, mọi người hoảng loạn tìm nơi trốn dịch bệnh, Joe và vợ mới nhận ra lựa chọn tưởng chừng "hoang tưởng" của họ hóa ra có mục đích thực sự.

Boongke được Joe mua vào năm 2016 với giá 240.000 USD. Thời điểm đó, cặp vợ chồng lo lắng sự chia rẽ ngày càng tăng sau cuộc bầu cử năm 2016, có thể dẫn đến bất ổn. Thực sự bất ổn đã đến, nhưng là từ một loại virus.

Nội thất bên trong được thiết kế sang trọng, theo tiêu chuẩn khách sạn 4 sao, theo Vivos Group, chủ sở hữu và đơn vị chuyển đổi các boongke từ thời chiến tranh thành các hầm trú ẩn ngày tận thế.

Nội thất bên trong sang chảnh không kém các khách sạn cao cấp trên mặt đất. Cấu trúc bê tông cốt thép có thể chịu được vụ nổ hạt nhân gần đó. Nó được trang bị hệ thống lọc không khí có thể chống tác nhân sinh hóa học, trở thành nơi lý tưởng để tránh bệnh truyền nhiễm.

Bên trong có cả phòng tập thể thao, tuy nhiên, nó chỉ có ở hầm trú ẩn cộng đồng, còn gọi là Khu căn hộ sinh tồn. Khu căn hộ này được chuyển đổi từ silo phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong những năm Chiến tranh Lạnh bị bỏ hoang.

Kho chứa thực phẩm bên trong đủ dùng trong một năm, ngoài ra còn có hệ thống thủy canh để cung cấp rau xanh cho cư dân bên trong. Khu căn hộ gồm 15 tầng hầm, trong đó, 7 tầng làm nơi ở, những tầng còn lại làm kho chứa và các hệ thống đảm bảo sự sống cho bên trong.

Khu căn hộ có cả bể bơi. Nó giống như một chung cư cao cấp trong lòng đất. Ý tưởng về nơi trú ẩn thảm họa xuất hiện trong những năm Chiến tranh Lạnh, khi nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ với Liên Xô tăng cao.

Phòng chăm sóc y tế bên trong khu căn hộ. Larry Hall, nhà phát triển khu căn hộ cho biết ý tưởng xây dựng hầm trú ẩn ngày tận thế luôn nhận được sự chỉ trích và chế giễu của công chúng. Một trong những khách hàng của ông đã bị lên án khi thừa nhận sở hữu một căn hộ ở khu trú ẩn tận thế.

Sân bóng bàn và khu vực leo núi cho các cư dân bên trong thư giãn và rèn luyện sức khỏe. Giá mỗi căn hộ ở đây rất "chát", 1,5 triệu USD với căn hộ có diện tích 85 m2, lên đến 3 triệu USD với căn hộ có diện tích 170 m2.

Lối vào được bảo vệ nghiêm ngặt bởi nhân viên an ninh, tuy nhiên số lượng nhân viên cho mỗi cơ sở không được tiết lộ. Nhu cầu về hầm trú ẩn ngày tận thế tăng đột biến những ngày gần đây, khi dịch bệnh lan rộng ở Mỹ.

Tàu Hải quân Mỹ đến Los Angeles để hỗ trợ các bệnh viện quá tải Tàu USNS Mercy ở San Diego (Mỹ) chuẩn bị đến Los Angeles để chữa trị cho các bệnh nhân, giảm bớt tình trạng bệnh viện quá tải ở đây.

Trung Hiếu
Ảnh: Wall Street Journal

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/covid-19-lan-rong-tron-dich-trong-boongke-tro-nen-ly-tuong-post1063993.html