Cứ 46 người, có 1 người mắc bệnh động mạch vành

Nhiều khảo sát cho thấy, lượng người mắc bệnh mạch vành ngày càng có chiều hướng gia tăng theo từng năm và trẻ hóa về độ tuổi. Trước kia, bệnh lý thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên ngoài 40. Hiện tại, nhiều đối tượng mắc bệnh ở độ tuổi rất trẻ.

Khoảng 16,5 triệu người Mỹ trên 20 tuổi mắc bệnh mạch vành, theo thông tin trang sức khỏe Healthline (Mỹ). Bệnh do do mảng xơ vữa tích tụ, gây tắc nghẽn mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim.

Trong khi đó, tại Việt Nam, cứ 46 người lại có một người mắc bệnh tắc động mạch vành. Mỗi năm, ước tính khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong vì bệnh lý này.

Theo các chuyên gia tim mạch, nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch vành là do chấn thương mạch máu bởi sự tích tụ mảng bám cholesterol gây tắc nghẽn trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim một phần hoặc hoàn toàn.

Giống như bất kỳ cơ quan hoặc cơ bắp nào khác, trái tim của bạn phải nhận được nguồn cung cấp máu đầy đủ. Việc giảm lưu lượng máu đến tim có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Triệu chứng: Khi tim bạn không nhận đủ máu từ động mạch, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Đau thắt ngực (khó chịu ở ngực) là triệu chứng phổ biến nhất. Những triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng hoặc khó tiêu.

Các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành bao gồm: đau ở cánh tay hoặc vai; khó thở, đổ mồ hôi, chóng mặt…

Bạn có thể gặp nhiều triệu chứng hơn khi lưu lượng máu đến tim bị hạn chế quá nhiều.

Nếu tình trạng tắc nghẽn làm cắt đứt hoàn toàn lưu lượng máu đến tim thì gây ra một cơn đau tim.

Đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt nếu chúng gây khó chịu hoặc kéo dài hơn năm phút. Hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Để chẩn đoán bệnh động mạch vành, các bác sĩ sẽ thực hiện điện tâm đồ: Xét nghiệm này theo dõi các tín hiệu điện tim đi qua tim bệnh nhân. Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào siêu âm tim, đặt ống thông tim, chụp CT tim…

Cách điều trị: Điều quan trọng là giảm hoặc kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trên.

Việc điều trị cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, các yếu tố rủi ro và sức khỏe tổng thể. Ví dụ, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để điều trị cholesterol cao hoặc huyết áp cao, hoặc bệnh nhân có thể nhận thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường.

Ngoài ra, có một số thủ thuật y tế giúp khắc phục tình trạng này:

- Nong động mạch: Để mở rộng các động mạch bị tắt nghẽn và làm giảm sự tích tụ mảng bám, người ta thường đặt một ống stent (ống đỡ động mạch) vào động mạch để giúp làm thông thoáng động mạch.

- Phẫu thuật động mạch vành: Để khôi phục lưu lượng máu đến tim trong quá trình phẫu thuật mở ngực.

Bên cạnh đó, hiện có nhiều bài thuốc đông y giúp phòng bệnh mạch vành, khí trệ huyết ứ từ mộc nhĩ, củ năn, nấm hương, phật thủ, ý dĩ nhân…

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh (Y học cổ truyền Phước An Đường, TP.HCM), có thể áp dụng bài thuốc từ các loại thảo dược nhằm giúp thành mạch bền hơn, co giãn tốt, dọn sạch xơ vữa. Cụ thể, bài thuốc dùng rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác, gia giảm theo từng thể trạng của bệnh nhân.

Ngoài dùng thảo dược, bệnh nhân cần được kết hợp châm cứu để giúp khí huyết lưu thông, thành mạch giãn, hiệu quả cải thiện bệnh nhanh hơn.

"Thay đổi lối sống cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, bệnh tim và đột quỵ. Nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, cần: bỏ thuốc lá, giảm hoặc ngừng tiêu thụ rượu, luyện tập thể dục đều đặn, giảm cân, chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo,không quá mặn…", Lương y Phạm Ngọc Khánh khuyên.

HUỲNH DŨNG - NAM TRÂN

Nguồn TGTT: http://thegioitiepthi.vn/p/cu-46-nguoi-co-1-nguoi-mac-benh-dong-mach-vanh-21044.html