Cư dân mạng lùng sục kẻ khoe đâm chết người trên Facebook

- Mấy ngày nay, cư dân mạng hết sức phẫn nộ trước sự việc một nam thanh niên lên trang mạng xã hội Facebook khoe thành tích gây tai nạn giao thông.

Trước đó, gần 20h ngày 1/11, ông Nguyễn Hữu Giảng (58 tuổi, nhân viên bảo vệ của Quỹ tín dụng phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái) rời cơ quan về nhà. Đang đi trên vỉa hè thuộc khu vực đường Thành Công, phường Nguyễn Thái Học, nghe tiếng chó sủa lớn, sợ bị chó cắn nên ông Giảng nhảy vội xuống lòng đường. Lúc đó, mô tô BKS 21V8-4779 do anh Đoàn Hiệp (24 tuổi, ngụ huyện Bảo Thắng, Lào Cai) điều khiển chở một thanh niên đã tông vào ông Giảng khiến ông bị thương nặng và qua đời tại bệnh viện.

Ngay sau đó, một thành viên của trang mạng xã hội Facebook đã tự xưng là người ngồi sau chiếc xe gây tai nạn và “khoe chiến tích” với nội dung ngông cuồng: “Xong! Chúng tôi vừa đâm vào một... già gần 60 tuổi… khả năng chết, xong xác”.

Người đăng tải bình luận này có nick name “Kẹo mút chơi bời” liên tục cập nhật về vụ tai nạn và cái chết thương tâm của nạn nhân bằng những lời lẽ xấc láo, vô văn hóa: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy, đã củ tỏi hồi 17h07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953”.

Rất nhiều cư dân mạng đã phản ứng gay gắt trước hành động của thanh niên này. Vậy nhưng người này vẫn không dừng lại mà tiếp tục phản hồi: “Nó già khụ, đi thì sai lè mắt ra, quả này mất 60 triệu mất”, “Tùy mọi người thôi, nói thật là bọn tôi đen nên đành chịu thôi, lo hết viện phí rồi tang lễ hết 20 triệu rồi cũng chẳng vấn đề gì, chỉ bực là lỡ hết việc”…

Ảnh chụp từ facbook Kẹo Mút Chơi Bời

Hành động của thanh niên này đang tạo nên một làn sóng phẫn nộ trong dư luận.

Theo thông tin những cư dân mạng cung cấp, thanh niên này tên Đặng Văn Linh, quê Lào Cai nhưng lại ở Yên Bái, đang theo học ngành tài chính tại một trường CĐ ở Hà Nội. Truy theo số thuê bao điện thoại Linh đăng ký mạng Viettel thì đối tượng này ở trọ tại Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tên tài khoản Facebook của Linh là Kẹo mút chơi bời, có số CMND là 063342xxx, nickname trên mạng yahoo là s2ljnk-anhlinh_luv…

Ngoài ra, cư dân mạng cũng tỏ quyết tâm lùng sục bằng được những cái tên đã “a dua” với Linh như: Ngụy quân tử (được cho rằng tên Quân, đang học Trường Aptech - Hà Nội), Đai Ka Nhim (một cô gái được cho là sinh viên Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội)...

Cho đến khi thông tin cá nhân bị phơi bày thì nhân vật “Kẹo mút chơi bời” đã hoảng sợ xóa tài khoản Facebook của mình.

Theo tờ Pháp luật TP.HCM, mới đây, một nhóm thành viên trang điện tử VOZ đã gặp nhau tại khu vực Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội. Trả lời phóng viên, một thành viên nhóm cho biết có một thanh niên tự xưng là em của Linh đã gọi điện thoại cho nhóm tỏ ý xin lỗi hộ anh mình. Một vài người nhận là biết Linh cho hay Linh đang về quê ở Lào Cai. Ngoài ra, người này cũng thông tin Linh đang muốn lên Facebook để công khai xin lỗi cộng đồng dư luận.

Bước đầu công an xác định người cầm lái gây tai nạn khiến ông Giảng tử vong là Đoàn Hiệp (24 tuổi, ở Bảo Thắng, Lào Cai), còn người ngồi sau xe Hiệp tên là Đặng Mạnh Linh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được Linh hay Hiệp có phải là người có nick name “Kẹo mút chơi bời” hay không.

Được biết, Công an tỉnh Yên Bái đang tiến hành điều tra, truy tìm chủ nhân Facebook "Kẹo mút chơi" bời. Cảnh sát Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội cũng đã vào cuộc.

Đây là thái độ vô cảm, nhởn nhơ trước đau thương mất mát của người khác. Một nhóm các bạn trẻ giờ đây có thể tỏ một thái độ thờ ơ, vô cảm đến mức lạnh lùng, mà dường như người ta đã số hóa, cơ học số phận của con người, nó mang tính chất vật lý và không còn tính nhân văn, nhân bản nữa.

"Những lời chia sẻ, bình luận như: "Cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy, đã củ tỏi hồi 17h07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953”, nó không chỉ là sự thờ ơ, vô cảm với cái đau thương của đồng loại mà nó còn cho thấy một "thú chơi", một thái độ phản ứng trước sự kiện của xã hội, của cộng đồng. Đó là những ý thích quái gở, điên rồ, xa rời những giá trị nhân văn.

Dường như điều này đã trở thành "thú chơi", một hành vi quái gở mà không mảy may đến cái nhân văn của sự việc này mà chỉ thuần túy là sự "ngưỡng vọng" đối với những lời lẽ lạnh lùng như vậy.

Hơn nữa, việc dùng tiếng lóng của câu bình luận là sự phản ứng xã hội chứ không thuần túy rằng là thú chơi ngông. Điều này cũng giống như câu chuyện "Sát thủ đầu mưng mủ" vừa mới ra đời, nó không chỉ thuần túy thống kê những thành ngữ hiện đại, được biến nghĩa đi, chống lại, làm thay đổi thành ngữ cũng như ngữ nghĩa. Đó là sự phản ứng, chống lại hiện thực, chống lại những giá trị hiện tồn của một thế giới đang trật tự, đang có sự ổn định.

Việc gây ra tai nạn như vậy, thậm chí người đưa ra bình luận còn "nhấm nháp", còn khoái trá, nói ráo hoảnh như vậy tiếc thay cộng đồng tiếp tay là cộng đồng mạng trên facebook lại tỏ thái độ thích thú. Cái thích ở đây thể hiện nó thích sự cuồng nộ, thích sự rồ dại, sự trái khoáy, nó thoát ly ra khỏi cái mất mát của con người, thoát khỏi cái chết của thành viên nọ, thành viên kia, biểu hiện cái sự sùng phục, sự chia sẻ".

Theo tôi cần phải đặt vấn đề rộng ra, từ hiện tượng này, trước đó là những ảnh hưởng từ vụ án của sát thủ Lê Văn Luyện, rồi học sinh hút thuốc lào nói xấu thầy cô giáo… tất cả những việc như vậy phản ánh rằng xã hội của chúng ta bị trơ lì tính nhân văn, vô cảm trước tội ác.

Nhà văn, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đã chia sẻ trên GDVN:

Theo tôi cần phải đặt vấn đề rộng ra, từ hiện tượng này, trước đó là những ảnh hưởng từ vụ án của sát thủ Lê Văn Luyện, rồi học sinh hút thuốc lào nói xấu thầy cô giáo… tất cả những việc như vậy phản ánh rằng xã hội của chúng ta bị trơ lì tính nhân văn, vô cảm trước tội ác.

Lâu nay, chúng ta đã nói nhiều về việc "tàn phá sinh thái tự nhiên", còn bây giờ thì xuất hiện ngày càng nhiều những sự việc đau lòng này, và tôi gọi đó “tàn phá sinh thái văn hóa”, tức là xã hội đang bị trơ lì tính nhân văn. Từ vụ Lê Văn Luyện thản nhiên giết một lúc 3 mạng người không ghê tay, mới đây nhất là hai thanh niên đâm chết người… ấy thế mà cư dân mạng lại cười cợt trên nỗi đau, dửng dưng với cái chết.

Đó là những kẻ đáng thương nhiều hơn đáng giận, bởi họ không biết rằng hành vi ứng xử ấy đang phản ánh họ là những kẻ “đội sổ” trong thế giới loài người. Kẻ gây tội ác xứng đáng phải nhận sự trừng phạt, nhưng những kẻ nhơn nhơ cổ súy cho tội ác bằng những lời bình luận ấy cũng rất đáng bị lên án.

Đây là hậu quả, là di chứng phản ánh môi trường sống (văn hóa ứng xử) của chúng ta đang đã bị ô nhiễm nặng nề. Người ta có thể xử lý các vấn đề ô nhiễm trong không khí, ô nhiễm dưới sông, hồ… không quá khó khăn, nhưng để tẩy đi các vết hoen ố trong hệ ý thức của những kẻ “đội sổ” trong xã hội loài người là rất khó, thậm chí nếu bi quan thì có thể nói là bất thành.

Ai đó nói rằng xã hội phải thế, phải có người này người khác, nếu cứ tự an ủi nhau như vậy là rất nguy hiểm, bởi các hiện tượng xấu xí như vừa nêu ở trên không còn là cá biệt mà khá phổ biến, nó xâm chiếm tâm hồn những đứa trẻ từ rất sớm, làm lệch lạc suy nghĩ, khiến phần con nổi loạn lấn át hết phần người.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/1987/201111/Hanh-trinh-truy-tim-ke-khoe-viec-dam-chet-nguoi-tren-FB-1816192/