'Cú hích' của báo chí trong chống trục lợi quỹ BHXH, BHYT

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT),Bảo hiểm xã hội (BHXH) là hành vi gây tổn hại nghiêmtrọng đến quỹ BHXH, BHYT, ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền lợi của người lao động, người bệnh... Trong thời kỳbùng nổ thông tin hiện nay, cần phát huy hơn nữa vai tròcủa báo chí trong đấu tranh trục lợi quỹ BHXH, BHYT, tấtcả vì sự phát triển của xã hội.

Truyền thông đến người dân về nội dung chống trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Ảnh: TL

Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT rất đa dạng, xảy ra ở tất cả các khâu, như: lập tờ khai cấp sổ lần đầu, quy trình cấp lại sổ BHXH, ghi và xác nhận thời gian công tác, thời gian tham gia BHXH; thu, nộp BHXH, BHYT; quản lý hồ sơ, giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, sử dụng các khoản tiền đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT không đúng quy định... và chủ thể vi phạm đa dạng, bao gồm: người tham gia BHXH, BHYT (người lao động, người sử dụng lao động), người thụ hưởng BHXH, BHYT (người lao động) hoặc cán bộ làm công tác BHXH, các cơ sở khám chữa bệnh...

Căn cứ vào thực tế vi phạm, có thể chia những vi phạm về BHXH thành 3 nhóm chính: Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT; Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT; Nhóm hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý và thực hiện BHXH, BHYT.

Về nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT gồm ba dạng hành vi: Hành vi của người sử dụng lao động không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia BHXH cho người lao động, nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH đúng thời hạn mặc dù họ đã khấu trừ tiền đóng BHXH từ tiền lương của người lao động và hành vi của người sử dụng lao động không đóng BHXH đúng tiền lương, tiền công theo quy định cho người lao động.

Có thể nói, những hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT lần đầu tiên được quy định cụ thể trong Luật Hình sự 2015 đã thể hiện được tính răn đe đối với những đối tượng đang có ý định trục lợi quỹ BHXH, BHYT, từ đó nâng cao ý thức của người dân, người lao động và chủ sở hữu lao động khi tham gia BHXH, BHYT.

Theo Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2018, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục mở rộng. Số nợ BHXH giảm xuống còn 3,4% số phải thu, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, thể hiện rõ ý thức tham gia BHXH, BHYT của người dân ngày một tăng lên.

Phóng viên Tạp chí Người Làm Báo ghi lại một số ý kiến của lãnh đạo cơ quan BHXH, nhà báo, luật sư và người lao động xung quanh những quy định mới của Luật Hình sự 2015 về tội gian lận BHXH, BHYT

ÔNG LÊ TRƯỜNG GIANG,
GIÁM ĐỐC BHXH NGHỆ AN

Những “cú hích” của báo chí

Bàn về những tác động sâu sắc của báo chí đối với quá trình mở rộng địa bàn hoạt động và đối tượng phục vụ của BHXH và BHYT, ông Lê Trường Giang - Giám đốc BHXH Nghệ An thừa nhận, không ít bài báo có tác dụng như những “cú hích” tạo động lực cho sự phát triển đúng hướng của ngành BHXH. BHXH tôn trọng tính minh bạch của hoạt động BHXH, BHYT. Vì thế, các đơn vị, bệnh viện, doanh nghiệp... liên quan đến chế độ, chính sách BHXH và BHYT đều tự cảnh báo để “giữ mình” trước dư luận báo chí.

“Nhưng đau đầu nhất vẫn là những vụ công ty, doanh nghiệp nợ đọng tiền tỉ BHXH. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động mà còn là hành vi vi phạm pháp luật”, ông Giang nói.

LUẬT SƯ VŨ THẾ ĐOÀN,
NGUYÊN GIÁM ĐỐC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Quy định rõ từng tội danh

Trước đây, Luật BHXH 2014, Luật BHYT 2008 cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. Tuy nhiên, Luật Hình sự năm 1999 không quy định tội danh cụ thể đối với những hành vi này nên không xử lý được. Do vậy, đưa tội danh trốn đóng BHXH, BHYT vào Bộ luật Hình sự 2015 là yêu cầu thiết yếu.

Luật Hình sự 2015 xác định rõ tên hai tội danh BHXH, BHYT là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. BHXH, BHYT không chỉ liên quan đến người lao động mà còn liên quan đến nhiều đối tượng khác như trẻ em, người dân nghèo, học sinh. Trong đó, quy định rõ các chế tài xử lý tội gian lận BHXH, BHTN (Ðiều 214); tội gian lận BHYT (Ðiều 215); hình phạt đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Ðiều 216), đây là chế tài mạnh đối với các chủ sử dụng lao động nhằm ngăn chặn tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT hiện nay.

Có thể nói, việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm là để đảm bảo công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động là thực hiện nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm, thể hiện mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Theo luật, hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT được chia theo nhiều cấp độ khác nhau tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Thời gian tới, báo chí cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động về những lợi ích mà BHXH, BHYT mang lại cho toàn xã hội, từ đó giảm thiểu tình trạng trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

PHÓNG VIÊN PHẠM TÚ LINH,
BÁO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM:

“Liều thuốc đặc trị”

Bộ luật Hình sự 2015 có rất nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có những vấn đề nhằm xác định, nhận diện các dấu hiệu phạm tội và cách xử lý khi phát hiện hành vi phạm tội... liên quan đến BHXH. Đồng thời quy định tội danh riêng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH. Sự đổi mới này đã khắc phục được khoảng trống trong xử lý nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN và khắc phục đáng kể hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi quy định tội danh riêng để xử lý đối với nhóm hành vi vi phạm này. Đặc biệt, việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, nhằm buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho đối tượng bị họ gây thiệt hại.

Vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, mà còn ảnh hưởng tới niềm tin và tính nghiêm minh của pháp luật. Những quy định mới này của Bộ Luật Hình sự 2015, qua thời gian đầu thực thi đã được xem là “thuốc đặc trị” mới cho các doanh nghiệp, đơn vị cố tình để nợ BHXH kéo dài.

Thời gian tới, để bộ luật thật sự đi vào cuộc sống, các cơ quan báo chí cần tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú và cách diễn đạt phải thật dễ hiểu, sinh động tránh khô cứng từ đó người dân, người lao động và công chúng có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin.

Đồng thời, những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH cần được báo chí đi đến tận cùng sự việc đối với những sai phạm lĩnh vực BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người dân cũng như góp phần giúp chính sách ASXH ngày càng phát triển bền vững.

ÔNG TRẦN VIỆT DŨNG,
CÔNG NHÂN CÔNG TY TNHH NGỌC THẮNG:

Tuyên truyền về BHXH, BHYT cần dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền chống gian lận BHXH, BHYT. Qua báo chí rất nhiều hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT được phản ánh để bảo vệ quyền lợi của người lao động, người dân; đồng thời những điểm mới trong chính sách BHXH, BHYT luôn được báo chí thông tin nhanh nhạy giúp người lao động, người dân kịp thời nắm bắt được những thông tin đó.

Điển hình là Luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó quy định các tội danh gian lận, trốn đóng BHXH, BHYT thể hiện bước đột phá nhằm bảo vệ tối ưu quyền lợi của người lao động, người dân. Tuy nhiên, một số bài báo khi viết về chủ đề BHXH, BHYT thường hay khô khan đôi lúc quá nhiều con số, khiến người lao động, người dân khó tiếp thu được hết những thông tin.

Thời gian tới, rất mong các cơ quan báo chí sẽ có những phương pháp tuyên truyền phù hợp tới từng đối tượng công chúng, để người dân, người lao động hiểu rõ hơn về những lợi ích mà chính sách BHXH, BHYT mang lại, khuyến khích người lao động, người dân cả nước hưởng ứng tham gia BHXH, BHYT

Hải Dương, Thái Phương (thực hiện)

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/cu-hich-cua-bao-chi-trong-chong-truc-loi-quy-bhxh-bhyt-n10394.html