Cửa hàng quần áo không người bán ở Nhật Bản

Du khách nước ngoài khi đến Nhật vô cùng bất ngờ trước những cửa hàng không người bán nhưng rất trật tự và không có tình trạng trộm cắp.

Nước Nhật được biết đến là quốc gia đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho khách du lịch vì tính trung thực của người dân bản địa.

Vì lẽ đó mà những cửa hàng không có nhân viên bán hàng vẫn rất trật tự. Một trong những ví dụ điển hình là Mujin no Fukuya ở Nogata, Tokyo, cửa hàng quần áo mở cửa suốt 24 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Được biết, tên của cửa hàng đã bao hàm ý nghĩa bán quần áo không có nhân viên phục vụ. Cũng chính vì điều này dẫn đến chi phí nhân công giảm giúp cho giá cả hàng hóa thấp, tiết kiệm cho người tiêu dùng.

Hình ảnh bên ngoài cửa hàng quần áo không người bán ở Nhật Bản

Hình ảnh bên ngoài cửa hàng quần áo không người bán ở Nhật Bản

Không chỉ gây chú ý với khách du lịch, cửa hàng cũng gây ấn tượng với người dân địa phương. Vì quá tò mò, nhà báo Sato của SoraNews24 đã quyết định đến cửa hàng để tận mắt chứng kiến và trải nghiệm. Cửa hàng Mujin no Fukuya cách ga Nogata khoảng 5 phút đi bộ.

Ông Sato chia sẻ cửa hàng có thiết kế trông khá cũ, giống như những năm 1993, nhưng về giá cả, nhiều món đồ có giá thấp hơn hẳn.

Bảng hướng dẫn mua hàng tại cửa hàng quần áo không người bán ở Nhật Bản

Phía trước cửa hàng có một tấm bảng trắng giải thích quy trình mua sắm bằng chữ viết tay. Theo đó, khách hàng sẽ chọn quần áo muốn mua sau đó mua vé từ máy bán hàng tự động của cửa hàng sao cho tương ứng với màu của móc treo quần áo mà bạn đã lựa chọn. Cuối cùng, để lại móc treo vào hộp có sẵn và mang hàng về nhà.

Quy trình khá đơn giản, ông Sato hoàn toàn có thể thực hiện nhưng vẫn có chuyện khiến ông phàn nàn. Ông Sato chia sẻ: "Khoảng 75% hàng hóa là quần áo phụ nữ do vậy có rất ít sự lựa chọn cho nam giới như ông".

Dường như hiểu được tâm lý khách hàng như ông Sato, chủ cửa hàng đã đặt bên cạnh máy bán vé một cuốn sổ để khách hàng có thể ghi lại những yêu cầu, ý kiến hay món đồ họ quan tâm.

Đáng chú ý, người chủ cửa hàng cũng vô cùng cẩn thận khi sẵn lòng trả lời những câu hỏi, ý kiến của khách bằng cách viết tay. Ông Sato cho biết sự sắp xếp, hành động chứng tỏ người chủ rất thân thiện, lịch sự ngay cả khi không có mặt ở đó.

Chiếc áo phông có giá 1.000 Yên tương đương khoảng hơn 217.000 đồng mà ông Sato mua tại cửa hàng

Hai vé từ máy bán hàng tự động có giá 500 Yên

Sau khi quan sát cửa hàng, ông Sato quyết định mua một chiếc áo phông nhãn hiệu Takeo Kikuchi, kẻ sọc và hình chuột mickey. Chiếc áo treo trên móc màu xám, có giá 1.000 Yên, tương đương khoảng hơn 217.000 đồng. Tuy nhiên, nút 1.000 Yên trên máy bán hàng không hoạt động nên ông phải chọn mua 2 vé 500 Yên.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/cua-hang-quan-ao-khong-nguoi-ban-o-tokyo-262316.html