Cùng ngắm những 'ông Ba mươi' ngộ nghĩnh của họa sĩ Tào Linh

Chơi tranh tết, tranh con giáp từ xưa nay là một nếp văn hóa của người Việt. Vẽ tranh tết, tranh con giáp có vẻ đã trở thành thói quen của nhiều họa sĩ.

Chơi tranh tết, tranh con giáp từ xưa nay là một nếp văn hóa của người Việt. Vẽ tranh tết, tranh con giáp có vẻ đã trở thành thói quen của nhiều họa sĩ. Họa sĩ vẽ tranh con giáp cũng là đáp ứng nhu cầu của người chơi

Chơi tranh tết, tranh con giáp từ xưa nay là một nếp văn hóa của người Việt. Vẽ tranh tết, tranh con giáp có vẻ đã trở thành thói quen của nhiều họa sĩ. Họa sĩ vẽ tranh con giáp cũng là đáp ứng nhu cầu của người chơi

Không chỉ tranh tết, các sáng tạo của họa sĩ chỉ có mỗi một chức năng duy nhất đó là mang lại một cảm xúc cho người xem, vì thế, theo Họa sĩ Tào Linh, các bức tranh nếu đã mang lại cảm xúc cho người xem rồi thì không nhất thiết phải nói nó cần “nói thêm điều gì nữa”.

Những bức tranh hồ Nhâm Dân này, họa sĩ Tào Linh lấy cảm hứng, chất liệu từ tranh thờ Ngũ Hổ của dòng tranh Hàng Trống

Vì vậy rất dễ hiểu khi người xem có thể bắt gặp hình ảnh đâu đó quen quen ở nơi đền, chùa miền Bắc dù đã được họa sĩ cách điệu, “hiện đại hóa”.

Tranh Ngũ hổ Hàng Trống - màu sắc của mỗi con hổ tương ứng với một “hành”, tranh hổ của Tào Linh không bị nệ vào những quy tắc phải có của tranh thờ nên màu sắc tung tẩy, thoải mái

Để thể hiện được những đặc trưng của hổ như lông vằn, họa sĩ sử dụng các nhát bút, vệt màu cũng như những họa tiết dân gian như thất tinh, mây… trên tranh ngũ hổ.

Vẽ tranh con giáp thì nhiều người vẽ. Nhưng vẽ thế nào thì lại do tạng tính của mỗi họa sĩ. Có người vẽ như hổ thật, có người vẽ tối giản, đồng hiện khi gắn hình tượng con hổ với những sinh hoạt tết. Riêng họa sĩ Tào Linh, do gắn bó với tranh hổ Hàng Trống lâu rồi nên ông khai thác chất liệu cũ này với một tinh thần mới cho năm mới Nhâm Dần

Thú chơi tranh tết, tranh con giáp của người Việt Nam là một nếp văn hóa đẹp. Tết mà, không dùng tranh thờ thì mọi người cũng muốn trang hoàng nhà cửa bằng một bức tranh vui vẻ, hiện đại. Tuy nhiên không phải là không có ai quan tâm đến những dòng tranh dân gian mà thực sự là khó để tìm được một bức tranh dân gian theo lối truyền thống. Hầu như tranh Ngũ Hổ Hàng Trống bày bán online đều là tranh xử lý đồ họa, in máy. Điều đó thực sự đáng tiếc, nhưng cũng là hợp lẽ.

Họa sĩ Tào Linh sinh năm 1960, xuất hiện trong làng mỹ thuật Việt khá muộn, năm 2014, ông mới chính thức ra mắt với tư cách một họa sỹ chuyên nghiệp

Nhiều người vẫn đùa, gọi Tào Linh là “họa sỹ trẻ”. Tào Linh vốn sinh ra trong gia đình có cha là họa sỹ. Tình yêu hội họa bắt đầu từ thời thơ ấu và dù cho thời trẻ ông học giỏi và thi đỗ Đại học Bách Khoa và trở thành kỹ tự động hóa thì ước mơ của ông vẫn chỉ là được vẽ. Năm 2014, triển lãm cá nhân đầu tiên “Một bầy lặng im” gây tiếng vang trong giới mỹ thuật, tuy nhiên, đó cũng không phải lần đầu tiên trình làng, mà trước đó, 1993, ông từng có triển lãm chung với Bùi Việt Dũng tại Nhà triển lãm Tràng Tiền.

Họa sĩ Tào Linh

Quỳnh Vân

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cung-ngam-nhung-ong-ba-muoi-ngo-nghinh-cua-hoa-si-tao-linh-post494490.antd