Cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 được không, cúng thế nào mới đúng chuẩn phong tục?

Rằm tháng 7 năm 2018 rơi vào thứ Bảy ngày 25/8. Vậy cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 được không? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho các gia đình.

Cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 được không?

Cùng với rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, nếu như rằm tháng Giêng cúng đúng ngày thì rằm tháng 7 người ta lại cúng trước khoảng vài ngày hoặc một tuần.

Sở dĩ rằm tháng 7 thường cúng trước bởi đây là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu), là ngày cúng cô hồn hoặc ngày xá tội vong nhân.

Theo phong tục, người ta thường cúng rằm tháng Bảy trước từ vài ngày cho đến một tuần

Trong lễ cúng rằm tháng 7 người ta phân chia rạch ròi thành 2 lễ cúng là: Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn.

+ Lễ Vu Lan là lễ cầu siêu cho ông bà, cha mẹ và báo hiếu

+ Lê cúng cô hồn là lễ bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng để làm phúc.

Với lễ cúng thổ công, ông bà gia tiên người ta thường cúng trước rằm tháng 7 từ vài ngày cho đến một tuần và hóa vàng trước rằm tháng 7.

Người ta tin rằng, nếu cúng đúng ngày rằm tháng 7 thì những linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do nên các cụ tổ tiên dễ bị linh hồn này phá phách, thậm chí lễ cúng có thể rước thêm âm binh, cô hồn vào nhà. Lúc đó ông bà, gia tiên không nhận được đồ mà con cháu cúng tế.

Cách cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn phong tục Việt Nam

Rằm tháng 7 là tập tục được lưu truyền và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên và tích cực làm nhiều việc thiện để tích đức. Vì vậy, không nên sa đà tổ chức hoang phí mà chỉ nên làm những việc tốt, chuẩn bị mâm cúng thành tâm.

Cách cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn phong tục như sau:

- Mâm cúng Phật

Với mâm cúng Phật, gia chủ chỉ nên sắm lễ là mâm ngũ quả đơn giản dâng lên cùng tấm lòng thành.

Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành. Vì thế, sắm mâm cỗ cúng rằm tháng Bảy chỉ nên có mâm ngũ quả để cúng và thụ lộc tại nhà.

Khi làm lễ, nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Nên cúng Phật rằm tháng Bảy vào ban ngày.

- Chuẩn bị mâm cúng thần linh và gia tiên

Mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên ngày rằm tháng 7 thường là cỗ mặn

Theo phong tục, ngày rằm tháng Bảy mâm cúng thần linh và gia tiên thường làm cỗ mặn có kèm tiền vàng cũng nhiều vật dụng bằng giấy dành cho người cõi Âm với mong muốn người cõi Âm cũng có cuộc sống đầy đủ như người trần.

Mâm cơm cúng thần linh, gia tiên ngày rằm tháng Bảy có thể chuẩn bị các món như: Xôi, gà, canh, cơm, cá kho...

- Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng Bảy

Với mâm cúng chúng sinh nên có đủ các món sau: Gạo, muối, cháo trắng loãng, giấy áo, tiền giấy, mía, bánh kẹo, tiền mặt, 5 loại quả mỗi loại 1 trái hoặc 1 chùm, ngô/khoai lang, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.

Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng Bảy

Mâm cúng này sẽ đặt ở ngoài sân và cúng vào chiều tối hoặc tối muộn. Riêng muối, gạo sau khi cúng cần rải xuống đường để tiễn cô hồn.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Xem thêm:

Phương Anh

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/cung-ram-thang-7-truoc-ngay-15-duoc-khong-cung-the-nao-moi-dung-chuan-phong-tuc-d9307.html