Cuộc chiến 2 trong 1: Những gì khiến Iran đang phải trải qua thời điểm khó khăn nhất?

Theo tờ Fox News, hai vấn đề khiến Iran đau đầu hiện tại là sự bùng phát không tưởng của đại dịch Covid-19 và mức độ leo thang căng thẳng trong cuộc chiến giá dầu.

Iran trong cuộc chiến 2 trong 1

Giới chuyên gia nhận định rằng, Tehran đang phải trải qua căng thẳng hơn bao giờ hết trong bối cảnh đối phó với hai vấn đề căng thẳng nhất hiện tại.

Ảnh minh họa. Nguồn:fox news

Cùng với việc đang phải đối phó với dịch bệnh gây chết người Covid-19, Iran – quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn thu dầu mỏ hiện tiếp tục chịu đựng mức giá dầu giảm sâu nhất trong nhiều thập kỷ qua.

"Giá dầu hạ thấp nhất trong năm 2020. Điều đó mang ý nghĩa địa chính trị khổng lồ. Thảm họa cho sự thất bại trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp", cựu quan chức Mỹ tại Iran – Ali Khedery cho biết.

Theo tờ báo, kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran – nguồn thu chính của quốc gia này liên tục đi xuống ở mức thấp nhất.

Các chuyên gia cho rằng, sự leo thang trong cuộc chiến giá dầu toàn cầu giữa Ả rập Saudi - nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và Nga có thể làm tê liệt nhiều quốc gia ngoài Ả rập Saudi, trong đó có Iran đứng đầu danh sách này.

Giá dầu đã giảm 30%, mức giảm sâu nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Hiện tại, giá giao dịch dầu khoảng 30 đôla cho một thùng, nhiều chuyên gia cho rằng giá dầu này không thể khiến Iran có thể đứng vững.

Arab Saudi đã cùng với Nga hình thành liên minh OPEC+ vào năm 2016 . Kể từ đó, cả hai nước đã cắt giảm nguồn cung xuống còn 2.1 triệu thùng mỗi ngày. Arab Saudi muốn cắt giảm mạnh hơn nữa nhưng phía Nga đã từ chối với lo ngại điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ. Quyết định của Arab Saudi giảm giá gần 10% vào ngày thứ bảy (7/3) được coi là đòn trả đũa cho lời từ chối trước đó của Nga – không cùng với các nước OPEC thu hẹp sản lượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều nước và khiến kinh tế toàn cầu chững lại.

Vào ngày 6/3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã nói rằng, bắt đầu vào tháng sau, các quốc gia có thể sản xuất nhiều dầu như họ muốn. Người dân Saudi cho biết ngày 8/3 sẽ giảm giá dầu. Giá dầu đột ngột sụp đổ - với mức giảm sâu tương đương 30% hôm chủ nhật (8/3) sau khi Saudi trả đũa quyết định của Nga không bắt tay cắt giảm sản lượng cùng OPEC, đã khiến tỷ giá giữa đồng rúp Nga với đồng USD rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016. "Nếu đó là một cuộc chiến giá cả thật sự, sẽ có rất nhiều tổn hại nhiều tới thị trường dầu mỏ. Nhiều nước sẽ phải chuẩn bị cho những cú sốc kinh tế và địa chính trị do môi trường giá thấp", Chủ tịch công ty dầu mỏ Crescent Petroleum của UAE Badr Jafar cảnh báo.

"Nếu cuộc chiến giá dầu thực sự xảy ra thì nhiều bên liên quan sẽ chịu đau đớn trên thị trường dầu mỏ. Nhiều quốc gia sẽ phải chuẩn bị có các cú sốc kinh tế và địa chính trị trong một môi trường giá thấp", ông Badr Jafar – Chủ tịch Crescent Petroleum – mọt công ty dầu của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất nói trên tờ New York Times.

Việc giá dầu bị hạ thấp đã khiến các công ty Nga bị thiệt hại hàng tỷ USD theo giá trị thị trường. Giá cổ phiếu của Rosneft giảm 22% tại London ngày 9/3 và giá cổ phiếu nhà sản xuất khí đốt Gazprom tuột dốc 18%.

Iran đang phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất

Theo tờ báo, quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là Iran khi đang phải hứng chịu trừng phạt của Mỹ. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu của Teran đã bị cắt giảm mạnh và các chuyên gia cảnh báo rằng giá dầu sẽ sụt giảm thêm nữa nếu kéo dài tình hình hiện tại.

"Việc giảm giá dầu có thể ảnh hưởng đến quốc gia này nhiều hơn các trừng phạt phương Tây trong nhiều năm qua", ông Justin Dargin – một chuyên gia năng lượng Trung Đông từ Đại học Oxford cho biết.

Chưa hết, ngoài sức ép căng thẳng của giá dầu, Iran còn đang phải gồng gánh đối phó với dịch bệnh Covid-19 bởi mức độ lây nhiễm nghiêm trọng ở quốc gia này.

Vào ngày 8/3, Bộ trưởng Y tế Iran đã thông báo 49 trường hợp mới trong nước. Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC), khoảng 1 người trong 12.000 người Iran nhiễm loại virus chủng mới này. Quốc gia này là trường hợp thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ nhiễm virus chủng mới cao nhất. Giới chuyên gia lo ngại đất nước này đang đánh giá thấp mức độ bùng phát của dịch bệnh và dự đoán các ca nhiễm Covid-19 có thể nhiều hơn.

Việc bùng phát dịch bệnh Covid-19 có thể xuất phát từ nguyên nhân tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng trước ở Iran.

Hiện tại, một số quan chức Iran đã xét nghiệm dương tính với Covid-19.

"Ngày nay, Iran đang trong một cuộc chiến sinh học. Chúng ta phải chiến thắng trong cuộc chiến Covid-19", tướng Hossein Salami – Chỉ huy Vệ binh Cách mạnh Hồi giáo Iran cho biết.

Tờ Washington Post cho rằng, nhiều vấn đề hiện tại của Iran có thể tránh được. Các quan chức Iran cần thiết phải trấn an tâm lý người dân tránh hoảng loạn.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cuoc-chien-2-trong-1-nhung-gi-khien-iran-dang-phai-trai-qua-thoi-diem-kho-khan-nhat-20200310162933843.htm