Cuộc chiến khí đốt Nga–Ukraine kết thúc, ai thắng?

Nga chấm dứt cuộc chiến khí đốt với Ukraine đã là chiến thắng lớn…

Nga và Ukraine đã đạt thỏa thuận mới về trung chuyển khí đốt

Vào ngày 20/12/2019 tại Minsk - Belarus, Nga và Ukraine đã ký với nhau một nghị định thư về việc tiếp tục vận chuyển khí đốt quá cảnh lãnh thổ Ukraine thời hạn 5 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm. Như vậy, cuộc chiến về khí đốt Nga – Ukraine đã kết thúc, các yêu sách về khí đốt 2 bên được giải quyết, sẽ không còn các vụ kiện cáo, tranh chấp đôi bên.

Khí đốt Nga–Ukraine và nguyên tắc vàng xử lý rắc rối

Đây là các điểm chính kết quả khi cuộc chiến kết thúc, theo đó, Nga trong 5 năm phải bơm khoảng 225 tỷ mét khối khí vào hệ thống đường ống khí đốt (GTS) Ukraine. Năm đầu, 2020 khoảng 60 tỷ mét khối, các năm tiếp theo mỗi năm chừng 40-45 tỷ mét khối khí.

Vậy ai là kẻ chiến thắng? Nga hay Ukraine?

Ukraine chiến thắng về “tầm chiến thuật”!

Thứ nhất, Nga rốt cuộc cũng phải bơm khí quá cảnh vào GTS Ukraine và chính quyền Ukraine vẫn thu được tiền quá cảnh phục vụ cho chi tiêu quốc phòng.

Thứ hai, người dân Ukraine được có khí đốt dùng trong mùa Đông, giá thì rẻ, không tăng sau năm mới.

Chính quyền Ukraine quả đúng là có một chiến thắng vào phút chót đến ngoạn mục, vì nếu không thì hãy nhớ, rằng, do muốn “ân đoạn nghĩa tuyệt” với nước Nga, giữa Ukraina và Ba Lan đã ký một hợp đồng về việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ thông qua thiết bị đầu cuối ở Swinoujscie (Ba Lan), nhưng bây giờ, việc thực hiện hợp đồng này là không thể vì lý do kỹ thuật.

Do đó, từ ngày 1/1/2020, việc cung cấp khí đốt của Mỹ cho quốc gia này sẽ không thể, trừ khi được bố trí chuyển từ Ba Lan sang các bình chứa khí gia dụng. Điều gì xảy ra nếu cuộc chiến khí đốt này không kết thúc?...

Thứ ba, Nga phải trả bồi hoàn 3 tỷ USD cho Ukraine mà trọng tài Stockholm xử Ukraine thắng, trong khi khoản vay Nga 3 tỷ USD của cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych thì không được đặt ra…Ukraine cù nhầy không chịu trách nhiệm, họ từ chối đình chỉ và không xem xét trả lại cho Nga bất cứ lúc nào trong tương lai gần.

Hoan hô Ukraine! Ukraine đã chiến thắng! Putin đã đầu hàng Ukraine!...là những tiếng hô từ Ukraine và lực lượng chống đối Nga – Putin tại nước Nga…

Quả thật nhìn bề mặt thì nói “Nga thua Ukraine” thì hơi quá, nhưng có thể nói Putin đã rất nhân nhượng Ukraine, chịu, chấp nhận để Ukraine “ăn quân”. Xem ra chúng ta hãy công nhận Ukraine có thắng lợi bước đầu ở tầm “ăn quân” hay tầm chiến thuật. Vậy Nga – Putin được gì trong thỏa thuận quá cảnh này với Ukraine?

Chiến thắng của Nga mang tầm chiến lược!

Nói trước thế này, phe đối lập Nga và những người quá khích hãy nhớ lại vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu SU-24 Nga, lúc đó họ đã kích, chỉ trích Tổng thống Nga như thế nào và bây giờ kết quả ngoạn mục ra sao thì đã biết. Tổng thống Nga Putin không phải là người bình thường mà là một vĩ nhân.

Thứ nhất, Nga chấp nhận ký gia hạn thêm 5 năm và có thể gia hạn thêm với Ukraine là Nga bảo vệ được thị trường tiêu thụ, bán được hàng hóa và đặc biệt Nga hướng tới sẽ làm việc, quan hệ với một chính quyền có tâm, có tầm trong tương lai tạo ra một mối quan hệ lâu dài về kinh tế, chính trị. Sự phụ thuộc vào Nga, quay về quỹ đạo của Nga chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, Nga ký với Ukraine là vì mục tiêu chiến lược.

Một sự thật thú vị là điều này, 5 năm, bao gồm khoảng thời gian cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Nga. Do đó, những người lãnh đạo khối kinh tế của chính phủ Nga đã đảm bảo doanh thu của các tập đoàn năng lượng trong thời kỳ này trong khi ông Putin chiếm giữ vị trí của Tổng thống Nga một cách đáng tin cậy.

Thứ hai, xét về khối lượng, (1) năm 2020 là 60-65 tỷ m3 khí được bơm qua GTS Ukraine. Đây là con số mà các chuyên gia đã đưa ra khi đánh giá mức độ thâm hụt của năng lực vận chuyển chính của Nga để bảo đảm thị phần của họ trên thị trường khí đốt EU.

Mặt khác, năm 2020 là năm mà các chủ nợ của Ukraine như EU và IMF đang thực thi đòi nợ mà nếu không có Nga thì họ không thể đòi được. Như vậy, bằng việc ký thỏa thuận khí đốt với Ukraine, Nga đồng ý trả gián tiếp các khoản nợ của Ukraine cho EU, nhưng tất nhiên EU phải đáp ứng những điều kiện mà Nga đưa ra, chẳng hạn về Nord Stream 2, về an ninh tài sản, tài chính của giới tinh hoa Nga tại Châu Âu hay các biện pháp trừng phạt của EU…

Và (2) khối lượng 40 tỷ mét khối mỗi năm, nếu như với chi phí 300 triệu USD để duy trì GTS ở trạng thái kỹ thuật tốt thì mỗi năm Ukraine thu lợi khoảng 1 tỷ USD thay vì như trước đây thu lợi 3,3 tỷ USD hàng năm.

Tuy nhiên với Nga thì đây là số lượng bù đắp trong khi các tuyến đường ống Nord Stream 2, nhành 2 của Turk Stream đến đông, Nam Âu chưa hoàn thiện.

Thứ ba, Ukraine bắt đầu từ đây không mua khí đốt từ Nga mà mua khí đốt từ Châu Âu. Naftogaz của Ukraine sẽ hoạt động như một đại lý của Gazprom tại Ukraine, đảm bảo việc bơm khí theo luật năng lượng châu Âu. Nói cách khác, bây giờ Ukraine sẽ chịu trách nhiệm bơm - và nếu việc rút khí trái phép từ đường ống thì việc trừng phạt sẽ không diễn ra giữa Moscow và Kiev, mà là giữa Kiev và Brussels.

Thực tế là việc nhập và thoát khí trước đó chỉ được kiểm soát bởi Gazprom và mọi cáo buộc về hành vi trộm cắp của Ukraine đều bị ở châu Âu coi là âm mưu chính trị của Nga.

Bây giờ, Gazprom sẽ chuyển dữ liệu hàng tháng tới Brussels về lượng khí được bơm vào GTS Ukraine và Brussels sẽ giám sát sự tương ứng giữa dữ liệu đầu vào và đầu ra. Và nhân tiện, châu Âu, chứ không phải Gazprom, cũng sẽ trả tiền cho việc tăng giá vận chuyển khí qua Ukraine nếu Ukraine có yêu sách...

Phải nói là cực kỳ thú vị đầy kịch tính. Đây là chiêu đòn đặc sắc đậm chất KGB. Bắt đầu từ đây, Ukraine không còn có thể “tống tiền” Nga và châu Âu, kích động đối đầu Nga – Châu Âu được nữa vì mọi hoạt động ăn cắp khí, phá phách, đe dọa đóng van trong mùa đông như năm 2009, yêu sách tăng giá quá cảnh…đều bị Brussels thẳng tay trừng trị không nể nang.

Như vậy, chỉ riêng việc chấm dứt cuộc chiến khí đốt với Ukraine đã là một thắng lợi của Nga. Trong khi đó, Nga lại đưa Ukraine vào “khuôn khổ” bằng EU và công việc triển khai Nord Stream 2 trước sự cấm vận mới đây của Mỹ thuận lợi hơn bởi sự ủng hộ của EU…là thắng lợi mang tầm chiến lược.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-khi-dot-ngaukraine-ket-thuc-ai-thang-3393851/