Cuộc Tổng khởi nghĩa Hà Nội rực lửa trong Cách mạng Tháng 8

Ngày 19/8/1945, cuộc Cách mạng tháng Tám đã nổ ra với lực lượng Việt Minh và chục ngàn người dân xuống đường, giành chính quyền từ tay Nhật Bản cùng chính quyền bù nhìn của vua Bảo Đại.

 Cách mạng tháng Tám hay còn được biết tới với tên gọi tổng khởi nghĩa tháng Tám là phong trào Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa lật đổ lại Đế quốc Nhật Bản khi này đang chiếm đóng ở Việt Nam cũng như chính quyền bù nhìn của vua Bảo Đại do Nhật dựng lên. Nguồn ảnh: TL.

Cách mạng tháng Tám hay còn được biết tới với tên gọi tổng khởi nghĩa tháng Tám là phong trào Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa lật đổ lại Đế quốc Nhật Bản khi này đang chiếm đóng ở Việt Nam cũng như chính quyền bù nhìn của vua Bảo Đại do Nhật dựng lên. Nguồn ảnh: TL.

Cuộc cách mạng diễn ra từ ngày 14/8 cho tới ngày 30/8/1945. Về cơ bản vào thời điểm này, Nhật đang thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nên gần như không còn sức kháng cự với lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo cùng lực lượng Việt Minh. Nguồn ảnh: TL.

Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ bù nhìn của Nhật thực hiện trong hòa bình tuy nhiên vẫn có một vài cuộc đụng độ nhỏ giữa các lực lượng và đảng phái trong thời gian này. Nguồn ảnh: TL.

Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn người dân Hà Nội cùng các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, tạo ra một cuộc mít tinh quy mô lớn chưa từng có. Nguồn ảnh: TL.

Cuộc mít tinh bắt đầu từ lúc 10:30 phút sáng và được được lực lượng Thanh niên tự vệ - một tổ chức Việt Minh tham gia làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh. Nguồn ảnh: TL.

Trong bức điện gửi về Tokyo, Đại sứ Nhật tại Đông Dương đã thông báo về một cuộc mít tinh với quy mô lớn ngoài dự kiến và Đại sứ Nhật đã được mời đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo của Việt Minh để bàn về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Nguồn ảnh: TL.

Đến chiều ngày 19/8, phái đoàn đàm phán của Việt Minh đã đạt được thỏa thuận với phía Nhật, theo đó Nhật đồng ý án binh bất động, không can thiệp bằng quân sự vào cuộc mít tinh của người dân Hà Nội và khắp cả nước. Đổi lại, phía Việt Minh cũng đảm bảo an toàn cho binh lính Nhật tại Việt Nam vào thời điểm này, tránh đổ máu vô ích. Nguồn ảnh: TL.

Ngày 20/8, Chính quyền cách mạng lâm thời đã ra đời tại Vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ. Nguồn ảnh: TL.

Một ngày sau, phong trào Việt Minh tại Huế bùng nổ, dù Nhật nỗ lực giữ lại ngai vàng cho Vua Bảo Đại nhưng mọi cố gắng đều là vô ích, chính quyền bù nhìn Bảo Đại chính thức chấm dứt, hệ thống chính quyền địa phương ở nhiều vùng ngả theo Việt Minh, tổng khởi nghĩa về cơ bản thành công. Nguồn ảnh: TL.

Kết quả cuối cùng của cuộc cách mạng này là bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lên vào ngày 2/9/1945, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2000 năm trong lịch sử Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Đến năm 1946, Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I được tổ chức và đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như là lần đàu tiên người dân Việt Nam được tham gia bầu cử một cách dân chủ, lịch sử Việt Nam chính thức được sang trang. Nguồn ảnh: TL.

Mời độc giả xem Video: Nhận diện những chiêu trò xuyên tạc về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Nguồn: QPVN

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-tong-khoi-nghia-ha-noi-ruc-lua-trong-cach-mang-thang-8-1264391.html