Cuốn sách Chiến binh cầu vồng - Những số phận đã được định đoạt

Tác phẩm 'Chiến binh cầu vồng' đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng và là một trong những đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại.

Cuốn sách 'Chiến binh cầu vồng' của tác giả người Indonesia Andrea Hirata được nhà xuất bản Hội nhà văn cùng Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành tại Việt Nam.

Cuốn sách 'Chiến binh cầu vồng' của tác giả người Indonesia Andrea Hirata được nhà xuất bản Hội nhà văn cùng Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành tại Việt Nam.

Giống như chính cái tên của mình, Chiến Binh Cầu Vồng của Andrea Hirata là một chiến binh thực sự trong làng văn học Indonesia hiện đại. Thông qua tác phẩm, tác giả đã dắt người đọc đến những cảm xúc “muôn hình vạn trạng", từ thương cảm, hy vọng, hạnh phúc, để rồi rơi xuống điểm thất vọng tột cùng, vì những kết cục rất “đời”.

Bối cảnh của tác phẩm được đặt tại hòn đảo Belitong (Indonesia) những năm 80, với những nhân vật chính đa phần là các cô bé, cậu bé thuộc cộng đồng những người nghèo nhất trên đảo. Những "chiến binh" nhỏ theo học tại trường Muhammadiyah, ngôi trường nghèo là cái gai trong mắt của chính quyền, chỉ chực chờ giải tán mái trường khi không đủ 10 học sinh theo học.

Ngôi trường được "cứu" khi cậu bé thứ 10 - Harun, một cậu bé khiếm khuyết về trí tuệ - xin nhập học. Từ đây, cùng với người giáo già Harfan và cô Mus trẻ tuổi, hành trình của những "chiến binh" bắt đầu.

Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta thấy được sự nghèo khó đến tột cùng của các cô, cậu bé. Nhưng chính vì đó, ta lại càng cảm phục về nghị lực và sự ham học của các em. Đó cũng chính là minh chứng cho việc chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng phần lớn từ nỗ lực của chính người học, hơn là các yếu tố khách quan và vật chất từ bên ngoài.

Những cái gọi là kết thúc có hậu, phép màu của giáo dục đã không kịp đến với những bạn trẻ của ngôi trường Muhammadiyah. Đoàn chiến binh đã không thể chống lại vòng xoay của số phận để có một tương lai như mình mơ ước. Đó có thể là Lintang - “người đã thông tho tam giác Pascal ngay t cp tiu hc, và là người hiu được vi phân và tích phân t khi còn rt nh" - đã quy hàng số phận, trở thành một người “nhếch nhác, khc kh, chưa v con và thiếu ăn".

Tuy số phận nghiệt ngã, nhưng đến cuối cùng, người đọc vẫn có thể cảm nhận được những hạt mầm hy vọng vẫn đang sinh sôi, những tia nắng vẫn đang le lói rọi đến tương lai của các nhân vật. Giáo dục vẫn luôn là một phép màu. Ít nhất là khi con người còn đặt niềm tin với phép màu ấy.

Đoạn kết truyện, tác giả đã đưa ra nhận định với quan điểm giáo dục hiện đại:

“...theo thy Harfan, kiến thc - chính là chân giá tr, và s giáo dc chính là s ca tng Đng To Hóa. Hc không phi là phương tin đ kiếm tin, thăng tiến hay làm giàu. Thy xem hc tp là ca tng nhân bn, là thanh cao, là nim vui khi cp sách đến trường và là ánh sáng văn minh. Trường hc ngày nay không còn là nơi xây dng nhân cách, mà là mt phn ca kế hoch tư bn đ làm giàu và ni tiếng, đ khoe khoang hc v và quyn lc”.

Khi cuốn sách được gấp lại, liệu chúng ta có nên đặt ra câu hỏi rằng, lời thầy Harfan có phản ánh đúng thực trạng của nên giáo dục lúc bấy giờ, khi nền tảng của con người đang bị xem nhẹ so với những thứ vật chất xa hoa khác?

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cuon-sach-chien-binh-cau-vong-nhung-so-phan-da-duoc-dinh-doat-126941.html