'Cựu vương' thiết giáp Việt Nam sẽ ra sao khi xe tăng T-90 được nhập biên?

Trước khi những xe tăng uy lực T-90 được nhập biên, xe tăng chủ lực T-62 từng là loại hỏa thần mạnh nhất trong biên chế của binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam.

Hiện tại trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đang có khoảng 200 chiếc xe tăng T-62. Dù đã có tuổi đời khá cao, tuy nhiên T-62 vẫn là loại vũ khí rất có uy lực khi sử dụng trong tay quân đội ta. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong quá khứ, xe tăng chủ lực T-62 từng được xem xét phương án nâng cấp theo hướng bổ sung hỏa lực, thay thế khẩu pháo 115mm nòng trơn đang sử dụng bằng khẩu pháo 120mm hiện đại và uy lực hơn. Nguồn ảnh: QPVN.

Phương án thay thế này cũng giống như gói nâng cấp T-55M3 trong quá khứ. Việc trang bị pháo cỡ 120mm cho T-62 thậm chí còn giúp loại xe tăng này đối đầu trực diện được với nhiều loại thiết giáp đời mới đang được sử dụng trên thế giới. Nguồn ảnh: KHQS.

Thậm chí, Trung Quốc hay Nga hiện tại còn nâng cấp được xe tăng T-54/55 lên hỏa lực 125mm - nghĩa là ngang ngửa với hỏa lực của xe tăng T-72 và T-90. Những cải biên này trên xe tăng T-54/55 hoàn toàn có thể phù hợp với việc nâng cấp xe tăng T-62 của chúng ta. Nguồn ảnh: KHQS.

So với T-54/55, xe tăng T-62 của Việt Nam có một chút thay đổi nhỏ, đặc biệt là ở hệ thống tháp pháo. Tháp pháo của T-62 được thiết kế với kích thước lớn hơn, hình dáng bo tròn hơn để có thể chứa được khẩu pháo nòng trơn 115mm. Nguồn ảnh: KHQS.

Trong khi phương án nâng cấp hỏa lực cho xe tăng T-55 của Việt Nam có vẻ khá bất hợp lý vì chi phí đắt đỏ. Việc nâng cấp hỏa lực cho T-62 lại có vẻ đơn giản hơn do loại xe tăng này vốn dĩ đã có kích thước tháp pháo khá lớn, đủ cho việc cải biên, sử dụng hỏa lực lớn hơn nữa với chi phí thấp. Nguồn ảnh: KHQS.

Việc trang bị được các loại pháo có kích thước 120mm về cơ bản sẽ giúp nâng cấp hỏa lực của T-62 lên ngang tầm với các loại xe tăng chủ lực của NATO hiện nay dù vẫn thua kém vài phần so với T-90 hay T-72 của Nga. Nguồn ảnh: KHQS.

Tuy nhiên, với vai trò tác chiến trên chiến trường của T-62 và T-55 trong biên chế quân đội ta hiện nay, hỏa lực 120mm là quá đủ để có thể phục vụ cho vai trò yểm trợ bộ binh tiến công. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong khi đó, các xe tăng T-90 hiện đại hơn mới được chúng ta nhập biên sẽ đảm nhận vai trò xung kích, tiên phong xé rách phòng tuyến của đối phương. Khi đó, các loại xe tăng đời cũ hơn cùng với bộ binh sẽ chỉ còn nhiệm vụ "dọn dẹp" bãi chiến trường mà T-90 đã bỏ lại. Nguồn ảnh: Flickr.

Mời độc giả xem Video: T-62 của Việt Nam khai hỏa.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuu-vuong-thiet-giap-viet-nam-se-ra-sao-khi-xe-tang-t-90-duoc-nhap-bien-1314319.html