Đã rõ lý do Mỹ phá hủy tất cả chiến cơ 'huyền thoại' F-14 Tomcat

F-14 Tomcat tuy không phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu uy lực và hiệu quả nhất thế giới.

Trên thế giới chỉ có Mỹ và đại kình địch của Mỹ là Iran sở hữu loại chiến đấu cơ F-14 Tomcat, vì vậy Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa dàn F-14 của Iran, khi họ đã cho phá hủy toàn bộ số máy bay F-14, sau khi loại biên vào năm 2006. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Trên thế giới chỉ có Mỹ và đại kình địch của Mỹ là Iran sở hữu loại chiến đấu cơ F-14 Tomcat, vì vậy Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa dàn F-14 của Iran, khi họ đã cho phá hủy toàn bộ số máy bay F-14, sau khi loại biên vào năm 2006. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Hành động phá hủy số F-14 của Mỹ mang tính biểu tượng hơn là thực tế. Tuy nhiên các linh kiện của máy bay F-14 được coi là thiết bị nhạy cảm; lực lượng FBI của Mỹ đã phát hiện ra những vụ buôn lậu phụ tùng máy bay F-14 trên thị trường chợ đen quốc tế và đích đến là Iran. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hành động phá hủy số F-14 của Mỹ mang tính biểu tượng hơn là thực tế. Tuy nhiên các linh kiện của máy bay F-14 được coi là thiết bị nhạy cảm; lực lượng FBI của Mỹ đã phát hiện ra những vụ buôn lậu phụ tùng máy bay F-14 trên thị trường chợ đen quốc tế và đích đến là Iran. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Cũng vì lý do này, Mỹ đã không bán các linh kiện và công nghệ chế tạo linh kiện F-14 cho bất kỳ ai, vì sợ rằng cuối cùng Iran có thể nhận được chúng. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran (trên) và F-14 của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Cũng vì lý do này, Mỹ đã không bán các linh kiện và công nghệ chế tạo linh kiện F-14 cho bất kỳ ai, vì sợ rằng cuối cùng Iran có thể nhận được chúng. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran (trên) và F-14 của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Trước khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ ở nước này vào năm 1979, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran được coi là mối quan hệ đồng minh hữu hảo và Iran là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực chiến lược Trung Đông, luôn ngầm ủng hộ Israel. Cũng vì lý do này, Mỹ đã bán cho Iran những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Trước khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ ở nước này vào năm 1979, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran được coi là mối quan hệ đồng minh hữu hảo và Iran là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực chiến lược Trung Đông, luôn ngầm ủng hộ Israel. Cũng vì lý do này, Mỹ đã bán cho Iran những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Khi chiến đấu cơ thế hệ 4 ra đời, Vua Iran (Shah) đã chọn mua 80 tiêm kích F-14 Tomcat thay vì mua tiêm kích F-15 Eagle. Hợp đồng mua máy bay F-14 của Iran được đánh giá là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất thế giới khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Khi chiến đấu cơ thế hệ 4 ra đời, Vua Iran (Shah) đã chọn mua 80 tiêm kích F-14 Tomcat thay vì mua tiêm kích F-15 Eagle. Hợp đồng mua máy bay F-14 của Iran được đánh giá là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất thế giới khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ bán máy bay hiện đại cho Iran, Mỹ còn huấn luyện cho phi công Iran sử dụng thành thạo số máy bay F-14 của nước này. Ngay cả sau khi chế độ quân chủ nhường chỗ cho chế độ Cộng hòa Hồi giáo sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Không quân Iran vẫn sở hữu một số phi công Tomcat giỏi nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Fars.

Không chỉ bán máy bay hiện đại cho Iran, Mỹ còn huấn luyện cho phi công Iran sử dụng thành thạo số máy bay F-14 của nước này. Ngay cả sau khi chế độ quân chủ nhường chỗ cho chế độ Cộng hòa Hồi giáo sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Không quân Iran vẫn sở hữu một số phi công Tomcat giỏi nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Fars.

Cũng nhờ số máy bay chiến đấu F-14 và số phi công giỏi được đào tạo ở Mỹ, lực lượng Không quân Iran đã chiếm ưu thế trên không trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq (1980–1988); F-14 của Iran đã bắn rơi nhiều máy bay của Iraq. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 và vũ khí mang theo - Nguồn: Wikipedia.

Cũng nhờ số máy bay chiến đấu F-14 và số phi công giỏi được đào tạo ở Mỹ, lực lượng Không quân Iran đã chiếm ưu thế trên không trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq (1980–1988); F-14 của Iran đã bắn rơi nhiều máy bay của Iraq. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 và vũ khí mang theo - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi cuộc chiến Iraq – Iran kết thúc năm 1988, 68 chiếc F-14 của Iran vẫn “sống sót” trong tổng số 79 chiếc mua của Mỹ (chiếc thứ 80 chưa kịp giao thì cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ) từ cuối thập niên 1970. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi cuộc chiến Iraq – Iran kết thúc năm 1988, 68 chiếc F-14 của Iran vẫn “sống sót” trong tổng số 79 chiếc mua của Mỹ (chiếc thứ 80 chưa kịp giao thì cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ) từ cuối thập niên 1970. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Theo một cuộc khảo sát của Flight Global, năm 2019 không quân Iran vẫn còn trong biên chế khoảng 24 chiếc F-14 Tomcat. Việc Mỹ áp lệnh cấm vận sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, khiến Iran không thể mua được linh kiện, thay thế cho các loại máy bay mua đã mua của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Sina.

Theo một cuộc khảo sát của Flight Global, năm 2019 không quân Iran vẫn còn trong biên chế khoảng 24 chiếc F-14 Tomcat. Việc Mỹ áp lệnh cấm vận sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, khiến Iran không thể mua được linh kiện, thay thế cho các loại máy bay mua đã mua của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Sina.

Ngày 22/9/2006, Hải quân Mỹ tiến hành loại biên chiếc F-14 cuối cùng và được thay thế bởi Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Nhưng do tầm hoạt động xa và radar uy lực, F-14 vẫn được xếp là một trong những chiến cơ uy lực nhất thế giới; vì lý do đó, trong nhiều năm Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa dàn F-14 của Iran. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 22/9/2006, Hải quân Mỹ tiến hành loại biên chiếc F-14 cuối cùng và được thay thế bởi Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Nhưng do tầm hoạt động xa và radar uy lực, F-14 vẫn được xếp là một trong những chiến cơ uy lực nhất thế giới; vì lý do đó, trong nhiều năm Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa dàn F-14 của Iran. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Khi Mỹ cho loại biên số F-14, thì CEO của tập đoàn Northrop Grumman (nhà sản xuất F-14) cũng bắt đầu nói về ý tưởng bán linh kiện loại máy bay này; lúc này Iran mừng thầm vì có thể mua được phụ tùng của loại máy bay này, ít nhất là trên thị trường chợ đen hoặc thông qua một nước thứ 3. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Khi Mỹ cho loại biên số F-14, thì CEO của tập đoàn Northrop Grumman (nhà sản xuất F-14) cũng bắt đầu nói về ý tưởng bán linh kiện loại máy bay này; lúc này Iran mừng thầm vì có thể mua được phụ tùng của loại máy bay này, ít nhất là trên thị trường chợ đen hoặc thông qua một nước thứ 3. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Nhưng rủi cho Iran, năm 2007, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George W. Bush đã xếp Iran vào “trục ma quỷ” cùng với Triều Tiên, mọi nguồn cung cho Iran càng bị thắt chặt hơn. Khi FBI phát hiện được những vụ bán phụ tùng máy bay F-14 và đích đến là Iran, đã khiến Lầu Năm Góc quyết định phá hủy số F-14 cuối cùng còn sót lại. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Nhưng rủi cho Iran, năm 2007, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George W. Bush đã xếp Iran vào “trục ma quỷ” cùng với Triều Tiên, mọi nguồn cung cho Iran càng bị thắt chặt hơn. Khi FBI phát hiện được những vụ bán phụ tùng máy bay F-14 và đích đến là Iran, đã khiến Lầu Năm Góc quyết định phá hủy số F-14 cuối cùng còn sót lại. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Có phải Mỹ đã phải mang những chiếc máy bay trị giá 38 triệu USD ra phá dỡ thành sắt vụn, để Iran không thể sửa chữa đội bay già cỗi của họ? Theo nhiều chuyên gia an ninh quốc gia, câu trả lời là không; vì Iran vẫn có thể tiếp tục khai thác được số máy bay chiến đấu F-14 của họ và là loại chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Không quân Iran hiện nay. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Có phải Mỹ đã phải mang những chiếc máy bay trị giá 38 triệu USD ra phá dỡ thành sắt vụn, để Iran không thể sửa chữa đội bay già cỗi của họ? Theo nhiều chuyên gia an ninh quốc gia, câu trả lời là không; vì Iran vẫn có thể tiếp tục khai thác được số máy bay chiến đấu F-14 của họ và là loại chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Không quân Iran hiện nay. Ảnh: Mỹ phá hủy những chiếc máy bay F-14 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Việc quyết định tiêu hủy tất cả số F-14 Tomcat được xem là một biện pháp phòng vệ của Mỹ; tuy nhiên nhiều người hâm mộ loại máy bay này mong rằng, nếu chúng được tặng cho viện bảo tàng thì sẽ tốt hơn. Ảnh: Một xưởng nâng cấp máy bay F-14 của Iran - Nguồn: Fars.

Việc quyết định tiêu hủy tất cả số F-14 Tomcat được xem là một biện pháp phòng vệ của Mỹ; tuy nhiên nhiều người hâm mộ loại máy bay này mong rằng, nếu chúng được tặng cho viện bảo tàng thì sẽ tốt hơn. Ảnh: Một xưởng nâng cấp máy bay F-14 của Iran - Nguồn: Fars.

Video Mỹ trước nguy cơ trả đũa từ Iran - Nguồn: VTV24

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/da-ro-ly-do-my-pha-huy-tat-ca-chien-co-huyen-thoai-f-14-tomcat-1425037.html