Đặc sản nổi tiếng hội tụ tại Đại hội Đoàn tỉnh Sơn La

Những sản phẩm nông sản nổi tiếng của tỉnh miền núi Sơn La như gạo nếp, táo sơn tra Ngọc Chiến, thảo quả Háng Đồng, cà phê Chiềng Trung... được đoàn viên thanh niên các huyện, thị mang đến trưng bày tại nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La.

 Đại hội Đoàn tỉnh Sơn La lấy khẩu hiệu: “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển” và chủ đề: "Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; phát huy mạnh mẽ khát vọng, bản lĩnh, vai trò tiên phong, xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên; tiếp tục bồi dưỡng lớp thanh niên tiên tiến, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững".

Đại hội Đoàn tỉnh Sơn La lấy khẩu hiệu: “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển” và chủ đề: "Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; phát huy mạnh mẽ khát vọng, bản lĩnh, vai trò tiên phong, xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên; tiếp tục bồi dưỡng lớp thanh niên tiên tiến, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững".

Những sản phẩm nông sản nổi tiếng của tỉnh miền núi Sơn La như gạo nếp, táo sơn tra Ngọc Chiến, thảo quả Háng Đồng, cà phê Chiềng Trung... được đoàn viên thanh niên các huyện, thị mang đến trưng bày tại khuôn viên diễn ra Đại hội.

Gạo nếp Ngọc Chiến được trồng trên cánh đồng Mường Chiến (Mường La, Sơn La) có độ cao 1.800 mét so với mực nước biển. Theo người dân địa phương, giống lúa có từ thời ông cha để lại với hạt to, tròn khi ăn có vị ngọt. Đây là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La năm 2021.

Ngọc Chiến còn nổi tiếng với quả táo sơn tra, được trồng ở bản Nậm Nghiệp, nơi có độ cao trên 2.400 m so với mực nước biển. Quả táo ở đây đỏ, to, ngọt không bị chua. Tháng 2-3 là mùa hoa nở với khung cảnh khá đẹp, thu hút nhiều khách du lịch trong khi tháng 9 là thời điểm nông dân hái quả. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của bà con thôn bản.

Khoai sọ Cụ Cang xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu có đặc tính mềm, thơm hơn so với ở các nơi khác, điều này tạo nên thương hiệu riêng cho nông sản này.

Dưa Mèo vùng cao xã Cao Mạ, huyện Thuận Châu được trồng ở các nương mới, đất tơi xốp cho quả to.

Gạo nếp cẩm cũng được trồng ở các nương đất tơi xốp xã Co Mạ. Theo người dân địa phương, giống gạo nếp này khá thơm, dẻo.

Nhãn chín muộn được trồng ở bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Vỏ mỏng, cùi dày và khá ngọt, giá khoảng 20.000 đồng/1kg.

Ổi Pu Hao một địa phương giáp Lào có đặc tính ngọt và giòn, quả to so với ở các địa bàn khác. Người dân địa phương mới trồng gần đây và mỗi năm thu hoạch khoảng 3-4 tấn.

Cam Nà Mòn với quả to, ít hạt, nổi tiếng ở huyện Sốp Cộp.

Măng rừng tự nhiên luộc, phơi thủ công. Hiện đang là mùa nên số lượng khá nhiều.

Tỏi Sốp Cộp được nhiều gia đình người dân tộc trồng trên các nương rẫy. Giống tỏi này thơm, cay hơn so với các loại khác.

Hạt chuối rừng dùng để ngâm rượu, cho màu đẹp.

Hạt cà phê Natural nhân xanh và cà phê Honey nhân xanh có xuất xứ xã Chiềng Trung huyện Mai Sơn. Vùng trồng cây cà phê có độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm trên 10 độ C.

Thảo quả được trồng dưới tán rừng già trồng ở xã vùng cao Háng Đồng, Bắc Yên nơi có độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển. Loại quả này dùng tươi hoặc phơi khô, xay ra làm dược liệu hoặc hương liệu.

Hân Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dac-san-noi-tieng-hoi-tu-tai-dai-hoi-doan-tinh-son-la-post1471683.tpo