Đại sứ quán Mỹ ở Iran bị tấn công, Thủy quân Lục chiến giơ tay hàng

Cuộc khủng hoảng con tin ở Iran diễn ra từ cuối năm 1979 và kéo dài tới tận năm 1981 khiến 56 nhà ngoại giao cùng công dân và binh lính Mỹ bị bắt làm con tin.

Khủng hoảng con tin Iran diễn ra từ ngày 4/11/1979 và kéo dài cho tới ngày 20/1/1981. Cuộc khủng hoảng con tin này bắt đầu khi một nhóm sinh viên Iran hỗ trợ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979 đánh chiếm tòa Đại Sứ quán Mỹ ở Tehran. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Khủng hoảng con tin Iran diễn ra từ ngày 4/11/1979 và kéo dài cho tới ngày 20/1/1981. Cuộc khủng hoảng con tin này bắt đầu khi một nhóm sinh viên Iran hỗ trợ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979 đánh chiếm tòa Đại Sứ quán Mỹ ở Tehran. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mặc dù lính Thủy quân Lục chiến Mỹ bên trong Đại sứ quán có trang bị vũ khí nhưng trước đám đông đầy hung hăng và liều lĩnh, không một viên đạn nào được bắn ra và mọi người Mỹ bên trọng Đại Sứ quán đã chọn cách đầu hàng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Đây được xem là cuộc khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử khi những nhân viên ngoại giao, binh lính và công dân Mỹ này tổng cộng 56 người bị phía Iran giam giữ tới 444 ngày trước khi được trả tự do. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cuộc khủng hoảng con tin ban đầu bắt nguồn từ việc Shah Mohammad Reza Pahlavi - vị vua Iran lật đổ trong cuộc cách mạng Hồi giáo sang Mỹ tị nạn chính trị. Việc Mỹ cho phép vị vua này tị nạn chính trị đã khiến Iran coi nước Mỹ là kẻ thù. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phía Iran sau khi tấn công vào Đại sứ quán đã yêu cầu Mỹ đổi vị vua bị lật đổ của mình lấy 56 con tin nhưng cả hai bên đều bất đồng chính kiến và không thể đi đến được quyết định cuối cùng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Sự việc lên tới đỉnh điểm khi mọi cuộc ngoại giao đều thất bại, một mặt Iran không chịu thả người và mặt khác Mỹ cũng cứng rắn quyết không thỏa hiệp với "khủng bố". Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ở bên trong nước Mỹ, người dân xuống đường biểu tình ngày càng đông yêu cầu Iran thả các nhân viên ngoại giao của nước này và thậm chí còn đòi trục xuất mọi người mang quốc tịch Iran hoặc có liên hệ với người Iran ra khỏi lãnh thổ Mỹ. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trước sức ép của dư luận yêu cầu nước Mỹ hành động để bảo hộ công dân của mình, một chiến dịch cứu hộ với sự tham gia của dặc nhiệm Mỹ đã diễn ra. Tuy nhiên nỗ lực này thất bại thảm hại do tính toán không kỹ lưỡng khiến một trực thăng rơi, 8 lính Mỹ cùng một dân thường Iran thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Sự việc Mỹ tiến hành chiến dịch quân sự nhằm giải cứu con tin khiến căng thẳng giữa hai quốc gia bị đẩy lên cao chưa từng thấy, đặc biệt là trong vụ việc có một người Iran thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cuối cùng, sau khi vua Shah Pahlavi qua đời vì ung thư vào tháng 7/1980, yêu cầu đổi vị vua này lấy con tin của Iran coi như bất khả thi và Iran bắt đầu chịu đàm phán ngoại giao lại với Mỹ ngay khi cuộc chiến tranh Iran - Iraq vào cuối năm 1980 nổ ra. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kết quả là toàn bộ 56 con tin được phía Iran trả tự do, quan hệ Iran và Mỹ cũng kết thúc từ đây. Cuộc khủng hoảng con tin này cũng châm ngòi cho việc Mỹ trừng phạt kinh tế với Tehran và sự trừng phạt đó tới nay vẫn tiếp diễn. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh quân sự của Iran sau 40 năm bị cấm vận từ Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dai-su-quan-my-o-iran-bi-tan-cong-thuy-quan-luc-chien-gio-tay-hang-1225614.html