Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Trở về đất mẹ thân thương (Bài 11 - hết)

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4 tháng 10 năm 2013 ( nhằm ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 103 tuổi, được Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân Ủy Trung ương quyết định tổ chức tang lễ Đại tướng theo nghi thức Quốc tang.

Được tị Đại tuớng mất, từ sáng sớm ngày 5/10/2013đên hết ngày 11/10/2013, từ đường trước lăng Bác Hồ đến 30 Hoàng Diệu, dòng người lặng lẽ xếp hàng chờ đến lượt vào viếng

Ban tang lễ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 ngày 12 tháng 10 năm 2013.

Lễ truy điệu vào hồi 7 giờ ngày 13 tháng 10 năm 2013. Lễ an táng cùng ngày tại Vũng Chùa- Đảo Yến, quê nhà Quảng Bình.

Đúng 7h ngày 13/10/2013, lễ truy điệu Đại tướng bắt đầu, sau đó linh cửu được chuyển ra linh xa.

Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có ý nguyện được về nằm trong lòng đất mẹ thân thương Quảng Bình, vùng đất nghèo khổ, đầy nắng gió, bão táp mưa sa, nhưng là miền đất tráng lệ, nên thơ, giàu truyền thống cách mạng kiên cường, nơi có sông Gianh ôm hận Trịnh-Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước ở những thế kỷ trước, có động Phong Nha-Kẻ Bàng, một kỳ quan của nhân loại, có anh hùng Lâm Úy, với trận Xuân Bồ mồ chôn giặc Pháp, có dòng sông Nhật Lệ, ghi đậm chiến công của mẹ Suốt anh hùng thời chống Mỹ và dòng Kiến Giang trong xanh quanh năm, tắm tưới tuổi thơ của vị tướng lừng danh khắp bốn bể năm châu, đã lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ.

Đúng 7h ngày 13/10/2013, lễ truy điệu Đại tướng bắt đầu, sau đó linh cửu được chuyển ra linh xa

Đại tướng về yên nghỉ ngàn thu ở Quảng Bình, nơi có Đảo Yến như bình phong chắn gió. Quảng Bình bờ biển dài trên trăm cây số, nhưng không một nơi nào có đảo trực tiếp che chắn sóng to gió lớn như ở Vũng Chùa-Đảo Yến. Vì thế dân gian có câu:

Gió bấc thì dựa Vũng ChùaGió nồm Nam dựa Chụt, bốn mùa như ao.

Đại tướng về nằm bên sườn núi Thọ Sơn, mỗi bình minh lên sẽ trông thấy những con thuyền đua nhau về bến và mỗi chiều về được thấy những đàn yến chao lượn trên trên sóng nước đại dương trước khi về tổ.

Đội Tiêu binh đang tiến về chân núi Thọ Sơn nơi an táng Đại tướng

Về với Vũng Chùa-Đảo Yến, người dân An Xá, Lệ Thủy thoáng chút mũi lòng, nhưng với Tướng Giáp đâu cũng là quê hương dịu ngọt. Đại tướng có thể yên nghỉ ngàn thu ở Pắc Bó Cao Bằng, hay ở khu rừng Trần Hưng Đạo, Nguyên Bình, cũng có thể ở cánh rừng Mường Phăng, Điện Biên, hay trên đất Tân Trào, Tuyên Quang lịch sử…

Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình là hợp với lòng dân như vốn có lúc sinh thời. Vì cái chết của Đại tướng là “mầm sống đang trào dâng” trong lòng dân chúng.

Các quân binh chủng và nhân dân đang tiến về chân núi Thọ Sơn để vĩnh biệt Đại tướng

Được tin Đại tướng qua đời cả nước từ rừng núi heo hút đến đồng bằng rộng mở, từ miền Bắc khơi nguồn, qua miền Trung ruột thịt đến Nam Bộ thành đồng, từ Trường Sơn hùng vĩ đến Hoàng Sa, Trường Sa đất mẹ bao dung, đều kính cẩn nghiêng mình, tiếc thương vô hạn trước sự mất mát quá lớn của một vĩ nhân thời đại, một vị tướng hiện thân của mọi chiến thắng và cũng là một vị tướng của hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

Bài: Trần Mạnh Thường. Ảnh: Trần Tuấn và Mạnh Thường

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/dai-tuong-vo-nguyen-giap-tro-ve-dat-me-than-thuong-67148