Dàn chiến cơ đỉnh cao bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh G20

Không quân Italy đã huy động dàn khí tài trên không hùng hậu của mình để bảo vệ hội nghị thưởng đỉnh G20 được diễn ra tại quốc gia này.

Sự kiện thượng đỉnh G20 diễn ra tại Italia vào ngày 30-31/10 vừa qua. Tại cuộc họp lớn này hội tụ nhiều nhà lãnh đạo, chính trị gia cấp cao từ các nước tới tham dự, hội nghị diễn ra tại Rome.

Không quân Italia đã đảm nhận và thực thi nhiệm vụ bảo vệ hội nghị này bằng cách huy động một lực lượng khí tái hùng hậu và đa dạng, với nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại.

Các chuyến bay đi qua cũng như dừng lại tại quốc gia này đã bị hạn chế từ sáng ngày 28/10 đến nửa đêm ngày 1/11, sau khi hội nghị thượng đỉnh này kết thúc.

Không quân Italia đã lập ra các vòng bảo vệ, ở vòng ngoài cùng sẽ xuất hiện một khu vực nhận diện phòng không (ADIZ), vùng này sẽ yêu cầu toàn bộ các hoạt động di chuyển trong khu vực này phải nộp kế hoạch bay ít nhất là trước 2 giờ hoặc hoạt động theo đúng chỉ định, phân công.

Ở các vòng thứ 2 và 3, các quy định về di chuyển sẽ chặt chẽ hơn để nhằm đảm bảo không có phương tiện lạ nào gây rủi ro hay xâm nhập vào nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20.

Và để đảm bảo phản ứng nhanh với các tình huống, Không quân Italia đã huy động loại máy bay đánh chặn chính. Không quân nước này sử dụng các máy bay tầm trung tốc độ cao được mạnh danh là “chiến binh châu Âu” - Eurofighter Typhoon từ các khu vực trọng điểm Grosseto, Rivolto, Gioia del Colle và Trapani.

Typhoon là một chiến đấu cơ đa năng được phát triển bởi Eurofighter Jagdflugzeug hướng tới việc chiếm ưu thế trên không, được phát triển từ năm 1994 – nay.

Trên Typhoon có sự xuất hiện của dàn vũ khí hùng hậu, với tổng số 13 điểm cứng, chiến đấu cơ này có thể mang theo nó tới 9 tấn vũ khí đa năng. Sự xuất hiện đầy đủ từ các tên lửa không đối không, tên lửa oanh kích mặt đất, tên lửa chống hạm và các loại bom đa dạng, hiện đại.

Một số loại tên lửa và bom xuất hiện trên “chiến binh châu Âu” này có thể kể tới các tên lửa như AIM-120 AMRAAM, AIM-9 Sidewinder, AGM-88 HARM, AGM-65 Maverick, Marte ER, Paveway II/III,...

Ngoài ra, để hỗ trợ trong công tác triển khai không chiến và tự vệ, trên Typhoon còn xuất hiện một khẩu pháo ổ xoay 12.7mm Mauser BK-27 với 150 viên đạn.

Dù mang theo khối lượng vũ khí khá lớn và có tải trọng cất cánh tối đa là 23.500kg. Song, với sự trang bị của động cơ đôi Eurojet EJ200, Typhoon vẫn có cho mình sự linh hoạt và tốc độ đáng khen khi gia tốc tối đa của nó đạt tới Mach 2.0.

Phạm vi chiến đấu của chiến đấu cơ này giao động trong khoảng 185 – 1.300km tùy mặt trận, tầm bay của tiêm kích Typhoon đạt 2.900km và có trần bay tối đa là hơn 19.000m.

Tham gia cùng với các “chiến binh châu Âu” sẽ có sự xuất hiện của các máy bay tiếp dầu KC-767A và KC-130J. Nếu có sự xuất hiện của các máy bay lạ hoặc các vật thể trên không có nguy cơ tiếp cận khu vực được bảo vệ này, các tiêm kích chiến đấu sẽ nhanh chóng được triển khai để thực hiện đánh chặn.

Đối với các mục tiêu tiềm tàng có khả năng di chuyển chậm, như trực thăng, máy bay hạng nhẹ, hay máy bay không người lái trinh sát (UAV) và máy bay không người lái tấn công (UCAV), Không quân Italia sẽ triển khai các trực thăng HH-139 của mình để can thiệp khi có sự xâm nhập trái phép.

Ngoài ra, Italia còn sử dụng các máy bay G.550 của mình, đảm nhận vai trò của một máy bay cảnh báo sớm trên không. Máy bay này có khả năng giám sát, chỉ huy cũng như kiểm soát phối hợp cùng các radar phòng không.

Ngoài ra, máy bay không người lái UAV MQ-9 Predator, cũng được Italia điều động để liên tục giám sát khu vực diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20.

MQ-9 Predator cũng là một UAV rất linh hoạt, nó có thể hoạt động như một máy bay không người lái vũ trang và thực hiện công tác đánh chặn ngay tức thì.

Thêm nữa, còn có sự xuất hiện của các máy bay P-72A kết hợp giám sát thường xuyên. Các máy bay này được trang bị hệ thống cảm biến điện tử ESM hiện đại, cùng các thiết bị tiên tiến, cho phép nó thu thập dữ liệu và truyền thông tin trong thời gian thực một cách nhanh chóng tới trung tâm chỉ huy các mặt trận, đảm bảo hoạt động phối hợp khi tác chiến hiệu quả.

Có thể thấy, sự thành công tốt đẹp mà không gặp nguy hiểm gì của Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua cũng là một phần thành công tới từ công tác bảo vệ của Không quân Italia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh kinh hoàng của máy bay không người lái vũ trang MQ-9 do Mỹ thiết kế. Nguồn: MBDA.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-chien-co-dinh-cao-bao-ve-hoi-nghi-thuong-dinh-g20-1616840.html