Đan Mạch: Sẽ hợp pháp hóa cần sa ở thủ đô?

Đan Mạch đang trong tiến trình trở thành nước thứ hai tại châu Âu, sau Hà Lan, cho phép buôn bán cần sa ở những địa điểm nhất định với số lượng được kiểm soát.

(TT&VH) - Không cấm được thì “hé mở” Chính quyền thủ đô Copenhagen đã kiến nghị Quốc hội Đan Mạch chấp nhận để thành phố này thử nghiệm phi hình sự hóa việc buôn bán cần sa trong vòng ba năm. Tại đây người ta dự tính sẽ mở 40 cửa hàng quốc doanh chuyên bán cần sa “dưới hình thức văn minh”. Giá cả dự kiến cũng phù hợp với thị trường: 50 krone (gần 7 euro)/kg cần sa. Hàng được cung cấp từ các đồn điền cần sa hợp pháp ở Đan Mạch hoặc nhập của nước ngoài. Chính quyền Copenhagen cũng nghĩ cách ngăn chặn dòng “du lịch ma túy” từ các địa phương khác trong nước và quốc gia láng giềng Thụy Điển. Theo đó, chỉ có người dân thủ đô Đan Mạch mới được vào những cửa hàng nói trên để mua cần sa sau khi đã trình chứng minh thư. Cũng có mối nguy cơ là dân Copenhagen sẽ ồ ạt làm nghề buôn ma túy: mua cần sa trong cửa hàng rồi bán lại cho người ở nơi khác. Nhưng khả năng này cũng được tính đến và có các biện pháp ngăn chặn. Cảnh sát cho rằng việc làm nói trên sẽ tước đi hai phần ba thị phần cần sa từ tay các nhóm tội phạm, làm suy yếu nền tảng tài chính của chúng và góp phần lập lại trật tự trên đường phố. Mỗi năm cần sa mang lại cho các tổ chức mafia ở Đan Mạch tối thiểu 1 tỷ krone. Các tác giả của dự án thử nghiệm hợp pháp hóa cần sa ở Copenhagen lập luận rằng, đằng nào cũng không ngăn chặn được việc sử dụng và buôn bán cần sa, vậy thì tốt hơn hết là để cho nó tồn tại một cách văn minh và trong khuôn khổ. Một cuộc thăm dò cho thấy có khoảng phân nửa số dân Copenhagen tuổi từ 16 đến 44 từng hút cần sa. Thị trường ma túy loại nhẹ phát triển ở Copenhagen gắn với sự tồn tại “khu phố tự do” Christiania trong nhiều năm. Khu này vốn thuộc về quân đội và trong những năm 1960 bị các nhóm hippie chiếm lĩnh. Christiania có một thời gian dài là nơi bán ma túy công khai. Người dân ở thủ đô Đan Mạch có thể sẽ được sử dụng cần sa hợp pháp Chính quyền thành phố trong mấy thập kỷ liền làm ngơ trước nạn buôn bán ma túy ở Christiania, coi đó là vết thương không thể tránh khỏi nhưng nó có tác dụng ngăn không cho tai họa lan rộng ra ngoài. Tuy nhiên năm ngoái, cần sa bị cấm tiệt ở Christiania. Kết cục là việc buôn bán loại ma túy này tràn ra các khu khác của thủ đô. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến tranh giành thị trường giữa các nhóm tội phạm. Quyết liệt nhất là sự đối đầu giữa băng đua xe máy Hells Angels gồm toàn người da trắng với băng nhập cư gồm chủ yếu là người theo đạo Hồi. Trước lễ Giáng sinh, đề xuất của chính quyền Copenhagen về việc mở chuỗi cửa hàng quốc doanh bán cần sa sẽ được Bộ Tư pháp xem xét. Sang năm 2010, Quốc hội Đan Mạch sẽ ra quyết định cuối cùng. Bài học từ Hà Lan Hà Lan là nước có luật pháp nương nhẹ với ma túy nhất châu Âu. Cần sa đã được quốc gia này cho phép tiêu thụ trong khuôn khổ, có chừng mực từ hơn 30 năm trước và mỗi năm tại đây bán ra trung bình 265 tấn cần sa, với tổng giá trị 2 tỷ euro. 702 quán cà phê - cửa hàng bán cần sa mỗi năm mang lại cho ngân sách quốc gia gần 400 triệu euro. Tuy nhiên ở Hà Lan, các chuyên gia và dư luận vẫn chia thành hai phe - ủng hộ và phản đối việc hợp pháp hóa cần sa. Một quán cà phê - cửa hàng bán cần sa ở Hà Lan + Ý kiến của phe ủng hộ: Mấy chục năm rồi những người trên 15 tuổi ở Hà Lan được phép mua và sử dụng cần sa trong các quán cà phê dưới sự kiểm soát của nhà nước. Mức độ sử dụng cần sa tại Hà Lan tuy thế không cao hơn so với Mỹ, riêng ở nhóm tuổi vị thành niên thì còn thấp hơn. Chính sách “thoáng” của Hà Lan là nhằm bình thường hóa chứ không trầm trọng hóa việc sử dụng cần sa. + Ý kiến của phe phản đối: Chính sách của Hà Lan về hợp pháp hóa cần sa đã thất bại. Luật cho phép mua bán và sử dụng công khai cần sa dẫn đến mức độ tiêu thụ loại ma túy nhẹ tăng, đặc biệt là ở thanh niên (tăng 250%). Hà Lan có tỷ lệ tội phạm cao nhất châu Âu và điều này diễn ra sau khi các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa mọc lên như nấm và số người dùng cần sa tăng nhanh. * * * Trong những năm 1970, Mỹ và nhiều nước khác đã giảm hình phạt đối với các hình thức vi phạm liên quan đến cần sa. Hiện tại đang diễn ra làn sóng cải cách luật thứ hai về cần sa ở châu Âu và Australia. Hà Lan luôn đi trước các quốc gia khác trong vấn đề này vào thập kỷ 1970 và cả hiện nay. Năm 1976, Quốc hội Hà Lan đã phi hình sự hóa việc tàng trữ và bán lẻ cần sa. Tuy nhiên, trước đó cảnh sát cũng ít khi bắt bớ những người cất giữ và buôn cần sa với số lượng nhỏ. Và mặc dù cần sa chưa được chính thức hợp pháp hóa nhưng luật hồi năm 1976 vẫn cho phép chính phủ Hà Lan soạn ra các quy định để gần 1.000 quán cà phê có thể bán cần sa mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng với thời gian, những quy định về hoạt động của các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa được điều chỉnh. Hiện nay, Hà Lan cấm quảng cáo cần sa, tuổi tối thiểu để mua loại ma túy này là 18, với số lượng tối đa là 5 gram. Mới đây, Hà Lan đã ra lệnh đóng cửa các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa ở gần trường học. Trần Quang Vinh (TT&VH) - Đan Mạch đang trong tiến trình trở thành nước thứ hai tại châu Âu, sau Hà Lan, cho phép buôn bán cần sa ở những địa điểm nhất định với số lượng được kiểm soát. Không cấm được thì “hé mở” Chính quyền thủ đô Copenhagen đã kiến nghị Quốc hội Đan Mạch chấp nhận để thành phố này thử nghiệm phi hình sự hóa việc buôn bán cần sa trong vòng ba năm. Tại đây người ta dự tính sẽ mở 40 cửa hàng quốc doanh chuyên bán cần sa “dưới hình thức văn minh”. Giá cả dự kiến cũng phù hợp với thị trường: 50 krone (gần 7 euro)/kg cần sa. Hàng được cung cấp từ các đồn điền cần sa hợp pháp ở Đan Mạch hoặc nhập của nước ngoài. Chính quyền Copenhagen cũng nghĩ cách ngăn chặn dòng “du lịch ma túy” từ các địa phương khác trong nước và quốc gia láng giềng Thụy Điển. Theo đó, chỉ có người dân thủ đô Đan Mạch mới được vào những cửa hàng nói trên để mua cần sa sau khi đã trình chứng minh thư. Cũng có mối nguy cơ là dân Copenhagen sẽ ồ ạt làm nghề buôn ma túy: mua cần sa trong cửa hàng rồi bán lại cho người ở nơi khác. Nhưng khả năng này cũng được tính đến và có các biện pháp ngăn chặn. Cảnh sát cho rằng việc làm nói trên sẽ tước đi hai phần ba thị phần cần sa từ tay các nhóm tội phạm, làm suy yếu nền tảng tài chính của chúng và góp phần lập lại trật tự trên đường phố. Mỗi năm cần sa mang lại cho các tổ chức mafia ở Đan Mạch tối thiểu 1 tỷ krone. Các tác giả của dự án thử nghiệm hợp pháp hóa cần sa ở Copenhagen lập luận rằng, đằng nào cũng không ngăn chặn được việc sử dụng và buôn bán cần sa, vậy thì tốt hơn hết là để cho nó tồn tại một cách văn minh và trong khuôn khổ. Một cuộc thăm dò cho thấy có khoảng phân nửa số dân Copenhagen tuổi từ 16 đến 44 từng hút cần sa. Thị trường ma túy loại nhẹ phát triển ở Copenhagen gắn với sự tồn tại “khu phố tự do” Christiania trong nhiều năm. Khu này vốn thuộc về quân đội và trong những năm 1960 bị các nhóm hippie chiếm lĩnh. Christiania có một thời gian dài là nơi bán ma túy công khai. Người dân ở thủ đô Đan Mạch có thể sẽ được sử dụng cần sa hợp pháp Chính quyền thành phố trong mấy thập kỷ liền làm ngơ trước nạn buôn bán ma túy ở Christiania, coi đó là vết thương không thể tránh khỏi nhưng nó có tác dụng ngăn không cho tai họa lan rộng ra ngoài. Tuy nhiên năm ngoái, cần sa bị cấm tiệt ở Christiania. Kết cục là việc buôn bán loại ma túy này tràn ra các khu khác của thủ đô. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến tranh giành thị trường giữa các nhóm tội phạm. Quyết liệt nhất là sự đối đầu giữa băng đua xe máy Hells Angels gồm toàn người da trắng với băng nhập cư gồm chủ yếu là người theo đạo Hồi. Trước lễ Giáng sinh, đề xuất của chính quyền Copenhagen về việc mở chuỗi cửa hàng quốc doanh bán cần sa sẽ được Bộ Tư pháp xem xét. Sang năm 2010, Quốc hội Đan Mạch sẽ ra quyết định cuối cùng. Bài học từ Hà Lan Hà Lan là nước có luật pháp nương nhẹ với ma túy nhất châu Âu. Cần sa đã được quốc gia này cho phép tiêu thụ trong khuôn khổ, có chừng mực từ hơn 30 năm trước và mỗi năm tại đây bán ra trung bình 265 tấn cần sa, với tổng giá trị 2 tỷ euro. 702 quán cà phê - cửa hàng bán cần sa mỗi năm mang lại cho ngân sách quốc gia gần 400 triệu euro. Tuy nhiên ở Hà Lan, các chuyên gia và dư luận vẫn chia thành hai phe - ủng hộ và phản đối việc hợp pháp hóa cần sa. Một quán cà phê - cửa hàng bán cần sa ở Hà Lan + Ý kiến của phe ủng hộ: Mấy chục năm rồi những người trên 15 tuổi ở Hà Lan được phép mua và sử dụng cần sa trong các quán cà phê dưới sự kiểm soát của nhà nước. Mức độ sử dụng cần sa tại Hà Lan tuy thế không cao hơn so với Mỹ, riêng ở nhóm tuổi vị thành niên thì còn thấp hơn. Chính sách “thoáng” của Hà Lan là nhằm bình thường hóa chứ không trầm trọng hóa việc sử dụng cần sa. + Ý kiến của phe phản đối: Chính sách của Hà Lan về hợp pháp hóa cần sa đã thất bại. Luật cho phép mua bán và sử dụng công khai cần sa dẫn đến mức độ tiêu thụ loại ma túy nhẹ tăng, đặc biệt là ở thanh niên (tăng 250%). Hà Lan có tỷ lệ tội phạm cao nhất châu Âu và điều này diễn ra sau khi các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa mọc lên như nấm và số người dùng cần sa tăng nhanh. * * * Trong những năm 1970, Mỹ và nhiều nước khác đã giảm hình phạt đối với các hình thức vi phạm liên quan đến cần sa. Hiện tại đang diễn ra làn sóng cải cách luật thứ hai về cần sa ở châu Âu và Australia. Hà Lan luôn đi trước các quốc gia khác trong vấn đề này vào thập kỷ 1970 và cả hiện nay. Năm 1976, Quốc hội Hà Lan đã phi hình sự hóa việc tàng trữ và bán lẻ cần sa. Tuy nhiên, trước đó cảnh sát cũng ít khi bắt bớ những người cất giữ và buôn cần sa với số lượng nhỏ. Và mặc dù cần sa chưa được chính thức hợp pháp hóa nhưng luật hồi năm 1976 vẫn cho phép chính phủ Hà Lan soạn ra các quy định để gần 1.000 quán cà phê có thể bán cần sa mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng với thời gian, những quy định về hoạt động của các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa được điều chỉnh. Hiện nay, Hà Lan cấm quảng cáo cần sa, tuổi tối thiểu để mua loại ma túy này là 18, với số lượng tối đa là 5 gram. Mới đây, Hà Lan đã ra lệnh đóng cửa các quán cà phê - cửa hàng bán cần sa ở gần trường học. Trần Quang Vinh

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/131n20091016102924877t131/dan-mach-se-hop-phap-hoa-can-sa-o-thu-do.htm