Dàn thiết giáp khủng trong chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất lịch sử

Thế chiến thứ II nổ ra đã đẩy cả thế giới vào sự hỗn loạn, Chiến dịch Overload đã xuất hiện, đặt nền tảng cho việc đế chế Phát xít Đức sụp đổ.

Điểm mặt những chiến dịch nổi tiếng nhất trên thế giới, chắc chắn sẽ không thể thiếu được Chiến dịch Overload, đây là mật danh của cuộc đổ bộ Normandy của Pháp, được Phe Đồng minh thực hiện vào năm 1944 (D-Day) trong thời điểm mà cuộc chiến tranh thế giới – Thế chiến thứ II còn chưa kết thúc.

Cuộc đổ bộ lần này vào Normandy trong D-Day lúc đó, lực lượng quân đội Khối Đồng minh còn gọi đây là một Trận chiến vì nước Pháp, nổi tiếng từ ngày nó bắt đầu là 6/6/1944 đến nay, là một cột mốc cực kỳ quan trọng trong Thế chiến thứ II.

Chiến dịch đổ bộ Overload này còn tạo nên một kỷ lục thế giới, được biết đến với danh hiệu là cuộc đổ bộ từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Chiến dịch này bao gồm tới hơn 150.000 chiến binh quả cảm từ các quốc gia thuộc Khối Đồng minh tham gia cuộc đổ bộ, bao gồm cả cường quốc Mỹ, Vương Quốc Anh, Canada, họ đã hợp sức với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Bỉ, Hà Lan và Na uy.

Hơn 150.000 người lính này đã theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền Nam Vương Quốc Anh, cùng nhau kéo tới đất Pháp lúc bấy giờ, lúc mà nơi đây đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức Quốc Xã.

Ngay trong ngày đầu tiên, họ phá hủy hoàn toàn các cây cầu, cắt sạch đường liên lạc của quân Phát xít Đức, gặt hái thành công vang dội trong ngày đầu chiến dịch.

Và vào tháng 7, họ đã chiếm được ưu thế thực sự sau bao ngày tháng chinh chiến nguy hiểm. Họ đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandy thành công, tiến hành thành công cuộc Giải phóng Paris lúc đó.

Bất chấp sự phản kháng mãnh liệt của mình, quân Phát xít Đức vẫn nhận lại là những tổn thất lớn lao, lâm vào một đại thảm họa “choáng váng”.

Chính thắng lợi này, Chiến dịch Overload đã tạo nên một bước ngoặt lớn cho cục diện cả cuộc đại chiến thế giới – Thế chiến thứ II này, góp một phần quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Đế chế Phát xít Đức lúc này, và chấm dứt chiến tranh.

Sau cuộc chiến lớn này, cụm Tập đoàn quân B của Đức Quốc Xã đã hoàn toàn “chết trụi”, bất ngờ đem lại một thảm kịch cho Hitler và nền Đệ Tam Đế chế. Có thể nói, mọi hy vọng chiến thắng, tinh thần chiến đấu sau này của quân đội hùng mạnh nhất thế giới lúc bây giờ đã hoàn toàn sụp đổ sau Chiến dịch Overload lừng danh này.

Đương nhiên, để đạt được thắng lợi lần này, dù là Đức Quốc Xã hay Khối Đồng minh đều nhận lại cái giá phải trả nặng nề, không chỉ thiệt hại từ con người, mà còn là về mặt khí tài, tài chính.

Cụ thể, đối với một số lực lượng chủ chốt trong Khối Đồng minh lúc bấy giờ, như Mỹ đã mất tới hơn 100.000 người, Vương Quốc Anh tổn thất đến hơn 60.000 người, Canada là gần 20.000 người và Pháp, họ đã tổn hại tới hơn 12.000 người dân của mình.

Bù lại, Đức Quốc Xã cũng phải trả giá đắt trong Chiến dịch Overload này, có hơn 23.000 lính Đức chết, hơn 67.000 quân thương binh, và đã có tới gần 200.000 quân Phát xít Đức hoặc bị bắt hoặc mất tích.

Ngoài ra, Khối Đồng minh còn mất đi biết bao nhiêu khí tài sau Chiến dịch Overload này, chỉ vì hướng tới mục tiêu đánh đuổi hoàn toàn quân Đức Quốc Xã.

Chúng ta có thể kể đến các xe tăng lội nước Cromwell của Anh Quốc lúc bấy giờ, những chiến xa đã được chất đầy các chiến hạm và đổ bộ tại khu bờ biển Arromanches lúc đó, một nền tảng chiến đấu chủ lực trong Khối Đồng minh.

Các xe tăng Cromwell (A27M) của Vương Quốc Anh đã được phát triển và nhập biên vào năm 1944, phục vụ cho Quân đội Hoàng gia Anh, hay như Khối Đông minh trong Thế chiến thứ II. Hiện nay, mẫu chiến xa này đã “nghỉ hưu” từ năm 1955.

Các chiến xa của Anh Quốc được thiết kế để mang tải trọng chỉ 27,6 tấn, chiều dài cơ sở là 6.35m, rộng 2.9m và cao 2.49m. Mỗi chiếc chiến xa này sẽ cần 5 người trong kíp lái để vận hành tốt nó.

Vũ khí chính của dòng chiến xa này là pháo QF cỡ nòng 75mm với 64 viên đạn, ngoài ra là 2 vũ khí phụ là các súng máy Besta cỡ nòng 7,92mm với tổng 4.950 viên đạn.

Các A27M này được trang bị bộ động cơ Rolls-Royce Meteor V12 xăng mạnh mẽ lúc bấy giờ với 600 mã lực, giúp chúng có thể tiến hành đổ bộ với nền tảng tốc độ cao, lên tới 64km/h tối đa.

Các xe tăng Cromwell cũng có sự bền bỉ cao, chúng hoạt động tốt trong phạm vi 270km đổ bộ đất liền, và khoảng 130km khi xuyên quốc gia.

Có thể nói là dù khá khiêm tốn so với các mẫu chiến xa tối tân hiện nay, nhưng A27M vẫn là một nền tảng chiến đấu thiết giáp cực kỳ mạnh mẽ, đem lại ưu thế cho Khối Đồng minh lúc bấy giờ.

Và có thể nói rằng, Khối Đồng minh đã chiến đấu thực sự anh dũng, tạo một nền tảng lớn cho sự chấm dứt của chiến tranh thế giới lúc đó – Thế chiến thứ II, thông qua Chiến dịch Overload nổi tiếng này, dù đã phải gánh chịu nhiều tổn thất. Nguồn ảnh: Warhistory.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-thiet-giap-khung-trong-chien-dich-do-bo-duong-bien-lon-nhat-lich-su-1630828.html