Đáng gờm sức mạnh tiêm kích J-10C mà Lào có thể mua

Nếu mua tiêm kích J-10C, chắc chắn khả năng bảo vệ không phận của KQND Lào sẽ lên một tầm mới khi dòng máy bay này sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như radar mạng pha AESA và tên lửa tối tân nhất.

Với việc trình diễn hàng loạt công nghệ vũ khí tiên tiến của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh hôm 20/1, mới đây lại rộ lên thông tin Lào đã bày tỏ sự quan tâm tới dòng máy bay tiêm kích J-10C do Tổng công ty công nghiệp hàng không Thành Đô, Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: THX

Với việc trình diễn hàng loạt công nghệ vũ khí tiên tiến của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh hôm 20/1, mới đây lại rộ lên thông tin Lào đã bày tỏ sự quan tâm tới dòng máy bay tiêm kích J-10C do Tổng công ty công nghiệp hàng không Thành Đô, Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: THX

Các nguồn tin của tờ Air Recognition thậm chí còn cho rằng Thành Đô có thể xuất khẩu ít nhất 12-24 chiếc J-10C cho Lào. Tất nhiên, tới thời điểm hiện tại Thành Đô và Lào đều chưa lên tiếng xác thực việc này. Nguồn ảnh: THX

Dẫu vậy, nếu Lào quyết định mua J-10C thì không có gì quá lạ lẫm khi mà quân đội quốc gia này đang sử dụng một số lượng lớn vũ khí hiện đại của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Lào được cho là đang nỗ lực hiện đại hóa không quân khi mà nước này đã đưa vào biên chế một số máy bay Yak-130 mua của Nga. Nguồn ảnh: THX

Tuy nhiên, Yak-130 chỉ là máy bay huấn luyện phi công, Lào vẫn cần loại tiêm kích đủ mạnh để bảo vệ không phận và J-10C được coi là lựa chọn không tồi. Thậm chí, nó có thể giúp Không quân Nhân dân Lào có được khả năng tác chiến bảo vệ không phận đáng gờm ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Sina

Thật vậy, J-10C hiện được xem là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng tiêm kích đa nặng một động cơ, một chỗ ngồi J-10 do Thành Đô phát triển. Trên nó tích hợp hàng loạt công nghệ điện tử mới nhất của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Nguồn ảnh: THX

Tiêm kích J-10C về cơ bản được phát triển trên cơ sở mẫu J-10B với cửa hút không khí cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI) khắc phục điểm yếu lớn trên bản J-10A, cho phép máy bay hoạt động ổn định ở tốc độ cao dù nó đòi hỏi người ta cần có phần mềm điều khiển bay hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.net

Đặc biệt, J-10C được tiết lộ sở hữu hệ thống radar mạng pha chủ động (AESA) do Trung Quốc phát triển. Đáng tiếc thông số loại radar này tới nay vẫn là điều bí mật. Dẫu vậy, một vài trang mạng Trung Quốc “tự tin” cho rằng với radar AESA, J-10C có khả năng đối chọi với cả các tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.net

Tất nhiên là để đối chọi với tiêm kích tàng hình Mỹ thì J-10C cần bộ vũ khí tối tân nhất. Các nguồn tin khẳng định J-10C sẽ mang được hai loại tên lửa không đối không mới nhất: PL-10 (ảnh) và PL-15.

Trong đó PL-10 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn được Trung Quốc phát triển cho tiêm kích tàng hình J-20 từ năm 2004. PL-10 sở hữu đầu dò hồng ngoại đa kênh, có khả năng kết hợp với mũ bay tích hợp khí tải hiển thị mục tiêu trên kính mũ. Điều này cho phép phi công có thể tác chiến khóa mục tiêu theo kiểu "nhìn và bắn" cực nhanh. Nguồn ảnh: Sina

Trong khi đó PL-15 là loại tên lửa không đối không tích hợp đầu tự dẫn radar chủ động. Loại này được tiết lộ là có tầm bắn cực xa đến 150km, tốc độ Mach 4 có thể so sánh với loại R-37 của Nga hay Meteor của MBDA. Nguồn ảnh: Sina

Ngoài radar và vũ khí, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ cố gắng trong ngắn hạn đưa mẫu động cơ Thái Hành WS-10B đang thử nghiệm trên J-10B TVC Demonstrator lên J-10C để chào hàng. Nguồn ảnh: Sina

Tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018, J-10B lắp WS-10B đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi thực hiện khả năng bay lượn cực đỉnh, đặc biệt đã trình diễn thành công động tác bay "độc quyền của Nga" Pugachev Cobra. Nguồn ảnh: Airlines.net

Tuy vậy, nếu như WS-10B chưa thể sẵn sàng thì động cơ Thái Hành WS-10A cũng là đủ đem lại cho chiến đấu cơ J-10C khả năng bay lượn đáng gờm. WS-10A được xem là phiên bản Trung Quốc của loại AL-31FN M1 vốn cũng được sử dụng trên nhiều loại máy bay Sukhoi. Nguồn ảnh: Airlines.net

J-10C có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1,8, bán kính chiến đấu 500-600km, tầm bay cực đại 1.800km và trần bay 18.000m. Tải trọng vũ khí trên máy bay lên tới 7 tấn không chỉ cho phép mang được tên lửa không đối không mà cả tên lửa không đối đất, bom thông minh. Nguồn ảnh: Airlines.net

Tất nhiên là Lào vẫn có thể lựa chọn các dòng tiêm kích tới từ Nga (như MiG hay Sukhoi). Dẫu vậy, giới chuyên gia có nhiều lý do cho rằng có thể Lào sẽ đặt lòng tin vào Thành Đô J-10C bởi công nghệ tiên tiến trên nó đi kèm với giá cả cực kỳ phải chăng. Nguồn ảnh: Airlines.net

Mời độc giả xem J-10B thao diễn siêu cơ động với động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy Thái Hành WS-10B. Nguồn: Xinhua video

Gia Bảo

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dang-gom-suc-manh-tiem-kich-j-10c-ma-lao-co-the-mua-1184348.html