Đảng lãnh đạo cả nước vượt qua khó khăn sau chiến tranh

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước vừa ra sức khôi phục kinh tế, vừa tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biên giới phía Bắc và Tây Nam.

Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV được tổ chức từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV được tổ chức từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Công nhân xưởng dệt Vinatexco chủ động khôi phục lại sản xuất từ tháng 10/1975. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bộ đội binh đoàn Trường Sơn tham gia khôi phục tuyến đường sắt Bắc-Nam, năm 1976. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Chuyến tàu Thống Nhất đầu tiên khởi hành tại ga Hà Nội ngày 31/12/1976. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Cử tri khu Ba Đình, Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất năm 1976. (Ảnh: TTXVN)

Cử tri huyện Ninh Sơn, tỉnh Thuận Hải (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận) đi bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất năm 1976. (Ảnh: TTXVN)

Công nhân Nhà máy Dệt 8/3 (Hà Nội) bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất năm 1976. (Ảnh: TTXVN)

Tàu chở dầu 12.000 tấn cập bến Hòn Gai (7/1976). (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Công nhân Đoạn toa xe Hà Nội hoàn chỉnh toa xe phục vụ đường sắt Thống Nhất (9/1976). (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)

Ngày 4/1/1977, đoàn tàu Thống Nhất từ thành phố Hồ Chí Minh tới sân ga Hà Nội trước sự vui mừng của nhân dân Thủ đô. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)

Đoàn tàu khánh thành tuyến Đường sắt Thống nhất đến Ga Sài Gòn ngày 4/1/1977. (Ảnh: TTXVN)

Sản xuất lốp ôtô tại Nhà máy cao su Sao Vàng (1977). (Ảnh: Văn Thái/TTXVN)

Cửa hàng nông cụ điện máy huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chuyển hàng xuống các hợp tác xã nông nghiệp (quý 1/1977). (Ảnh: Xuân Cầu/TTXVN)

Nhân viên Trạm thu mua rau huyện Thanh Trì, Hà Nội chuẩn bị rau để đưa đi tiêu thụ (tháng 1/1977). (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)

Trạm chế biến sắn Thanh Sơn mua sắn ở các hợp tác xã trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú để chế biến (tháng 12/1977). (Ảnh: Đỗ Tráng/TTXVN)

Bộ đội chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, năm 1978. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Xưởng lắp ráp máy thu hình National (Sài Gòn) tiếp tục hoạt động phục vụ nhu cầu của nhân dân. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Nông dân huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên thực hiện hợp đồng kinh tế 2 chiều. chuyển thóc lên thành phố Huế nhập kho nhà nước để đổi lấy phân đạm (tháng 6/1978). (Ảnh: Hồng Hóa/TTXVN)

Nông dân xã Đông Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chở lúa dư đến bán cho nhà nước (tháng 8/1978). (Ảnh: Trần Bình/TTXVN)

Đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình đăng ký mua công trái xây dựng Tổ quốc, do ngành Tài chính phát hành. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Nông dân xã Đông Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chở lúa dư đến bán cho Nhà nước (tháng 8/1978). (Ảnh: Trần Bình/TTXVN)

Ngày hội giao lương của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Tĩnh (tháng 6/1978). (Ảnh: Lan Xuân/TTXVN)

Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, ngày 10/3/1979. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)

Chiến sỹ công an vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)

Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, khởi công năm 1979. (Ảnh: TTXVN)

Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và khởi sắc. (Ảnh: TTXVN)

Chợ hoa Tết ở Hà Nội đầu những năm 1980. (Ảnh: TTXVN)

Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới, tháng 12/1980. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cửa hàng mậu dich quốc doanh những năm đầu 1980. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 - mô hình áp dụng chế độ lương khoán sản phẩm, tự tìm tòi tháo gỡ những khó khăn về vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và làm ăn có lãi. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các nữ công nhân trong nhà máy sản xuất xe đạp những năm 1980. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh đứng vững trên thị trường với mô hình kinh doanh mới theo nguyên tắc 'bán theo giá, đảm bảo kinh doanh', là đơn vị được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trên công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại, ống khói cao 195m do xí nghiệp xây dựng 904 thi công đã hoàn thành (1982). (Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN)

Xí nghiệp lắp máy 69-1 lắp đặt thiết bị máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại (1982). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Xí nghiệp 904 xây dựng ống khói nhà máy nhiệt điện Phả Lại có đường kính đáy 26m (1982). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (1983). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 19/10/1983, nhà máy nhiệt điện Phả Lại cho chạy thử đồng bộ không tải tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đạt các thông số kỹ thuật (1983). (Ảnh: Cẩm Bình - TTXVN)

Một đoạn đường Giải Phóng (Hà Nội) vừa hoàn thành năm 1985. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Tập đoàn 3 xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn thu hoạch lúa cao sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Lễ khánh thành tuyến đường Nhà Bè-Duyên Hải trong dịp kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/1985). (Ảnh: Tư liệu/ TTXVN phát)

Khu Giảng Võ, Hà Nội (năm 1985). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội (năm 1985). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Chế độ tem phiếu vẫn được duy trì trong những năm sau giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh làm thủy lợi tại Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân nhằm khôi phục mảng xanh trên mảnh đất 'vành đai trắng'. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Đội máy cày khai hoang vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Thanh niên xung phong Hà Nội tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng để đón dân trên vùng kinh tế mới Lâm Đồng (năm 1976). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Vụ mùa năm 1983, do thực hiện khoán sản phẩm, tích cực thâm canh, HTX Hải Thanh, huyện Hải Hậu (Hà Nam Ninh) đạt năng suất lúa mùa 2 tấn/ha, đưa năng suất 2 vụ lúa lên 11 tấn, vượt sản lượng khoán 1.320 tấn thóc. (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN)

Xã viên HTX Cao Phong, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú cấy lúa vụ chiêm xuân 1984-1985. (Ảnh: Văn Lạn - TTXVN)

Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh trên công trình thủy lợi kênh tưới Ba Gia (năm 1976). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh trên công trình thủy lợi kênh tưới Ba Gia (năm 1976). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh tham gia trồng đước khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ, góp phần hình thành 'lá phổi xanh' của Thành phố sau chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh tham gia trồng dứa tại Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh sau chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh tham gia xây dựng công trình thủy lợi Trị An, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-dang-lanh-dao-ca-nuoc-vuot-qua-kho-khan-sau-chien-tranh/618374.vnp