Đánh Iran, Mỹ cũng sẽ 'mặt vàng như nghệ'

Sau các tổn thất trong tác chiến sẽ là khủng hoảng kinh tế và bùng nổ xã hội...

Tình hình Iran lại nóng lên. Sáng 19/6, Iran tuyên bố sẽ bắt đầu làm giàu urani ở cấp độ cao hơn vào tháng 7 /2019. Còn trước đó, ngày 18/6, phát biểu tại trụ sở Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ (USCENTCOM) tại Tamp,bang Florida, Ngoại trưởng Mỹ M. Pompeo tuyên bố:

“Tổng thống Mỹ “không muốn chiến tranh” (với Iran), nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ hành động nếu bị tấn công “. Câu này được một số chuyên gia giải nghĩa là Mỹ đang tìm cớ, và nếu không tìm thấy thì sẽ nghĩ ra cớ để tấn công Iran.

Để bạn đọc tham khảo các kịch bàn chiến tranh Iran- Mỹ qua cách nhìn của một chuyện gia quân sự, xin tiếp tục giới thiệu bài của Đại tá hải quân, Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm pháo binh-tên lửa Nga Konstantin Sivkov. Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên được “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” (Nga) đăng tải ngày 11/6/2019. Sau đây là nội dung:

“Trong trường hợp xảy ra các hoạt động (chiến dịch) quân sự quy mô lớn chống Iran, những nước chịu tổn thất nặng nề nhất là Ả Rập Xê-út, Israel và Châu Âu. Mỹ cũng lãnh đủ.

Một đòn tấn công bằng tên lửa và không quân quy mô hạn chế nhằm loại khỏi vòng chiến (làm tê liệt) các mục tiêu (cơ sở) quan trọng nhất của tổ hợp hạt nhân Iran rất nhiều khả năng là sẽ được lực lượng Không quân của Ả Rập Xê-út và các máy bay trên tàu sân bay của Mỹ thực hiện, nếu, tất nhiên, căng thẳng leo thang đến mức phải như vậy (xin xem lại các bài viết “Cái giá phải trả để buộc Iran khuất phục là bao nhiều”, DVO, 16/6 và “Cái giá để buộc Iran khuất phục: đòn đáp trả”, DVO, 17/6).

Israel khó có thể tham gia vào chiến dịch kiểu này vì các mục tiêu ở quá xa Israel và cần phải tiến hành một loạt các biện pháp đặc biệt và phức tạp để đảm bảo cho các máy bay Israel bay đến mục tiêu và bay về (Israel).

Các khả năng của Tel-Avip trong việc tiến hành các trận không chiến, chọn độ cao bay hợp lý, tải trọng tác chiến và các phương pháp tấn công mục tiêu trong trường hợp này (tham gia tấn công Iran) là rất hạn chế.

Đòn tấn công- phô trương sức mạnh

Để có thể tiến hành một đòn tấn công như vậy (quy mô hạn chế), cần phải huy động không đoàn của một tàu sân bay gồm khoảng 60 chiếc máy bay và từ 100 đến 150 máy bay của Không quân A rập Xê-ut.

Ngoài những máy bay này, sẽ rất logic nếu điều thêm 5-6 máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa có cánh phóng từ trên không và các tàu của Hải quân Mỹ mang tên lửa có cánh phóng từ biển. Tổng số lượng “Tomahawk" được sử dụng cho chiến dịch- từ 150 đến 300 quả.

Tàu sân bay Mỹ và các tàu hộ tống có thể cơ động trong khu vực triển khai tác chiến ở phía Bắc Ấn Độ Dương ở cự ly 80-100 dặm trở ra tính từ bờ biển.

Do các sân bay của Không quân A rập Xê-ut và tàu sân bay Mỹ cách quá xa các mục tiêu chủ yếu nên các cụm quân tấn công buộc phải tiến hành các chuyến bay tác chiến theo một chế độ hỗn hợp: trên các tuyến ngoài khu vực phủ sóng của radar phòng không Iran- bay ở độ cao lớn và hạ dần xuống độ cao cực thấp khi tiếp cận mục tiêu.

Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích bay hộ tống và “làm sạch” không phận, máy bay AWACS (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không và các máy bay trinh sát sẽ hoạt động ở độ cao lớn và độ cao trung bình.

Tên lửa có cánh “Tomahawk” Mỹ

“ Sự hỗ trợ từ Nga (cho Iran) sẽ làm cho kẻ xâm lược gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành chiến dịch đường không quy mô lớn và làm gia tăng đáng kể tổn thất (của bên xâm lược)”.

Thời gian để chuẩn bị một đòn tấn công như vậy sẽ không nhiều. Tất cả các phương tiện vật chất- kỹ thuật cần thiết đều đã sẵn sàng tại vị trí tập kết.

Vì thế khoảng thời gian chuẩn bị chủ yếu là thời gian dành cho việc trinh sát lại các mục tiêu và hệ thống phòng không Iran trong khu vực mục tiêu và trên các tuyến bay, lập kế hoạch các hoạt động tác chiến và luyện tập bố sung cho binh sỹ, và sẽ mất từ 1 (một) đến 2 (hai) tuần.

Vì lý do này, bên tấn công có nhiều cơ sở để hy vọng giữ được bất ngờ chiến dịch. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả dù có đạt được yếu tố bất ngờ chiến dịch, vẫn khó có khả năng giữ được bất ngờ chiến thuật- Iran có thể thực hiện các biện pháp để đánh trả một đòn tấn công như vậy.

Thành thử, (một chiến dịch quy mô hạn chế) sẽ không đạt được kết quả đáng kể nào. Với mức độ được bảo vệ kỹ thuật rất cao (công trình kiên cố) của các mục tiêu quan trọng nhất trong tổ hợp hạt nhân Iran, sẽ có không quá 2 (hai) xí nghiệp tạm thời ngừng hoạt động trong khoảng thời gian tương đối ngắn, và như vậy sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động của toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân Iran.

Trong khi đó, cụm không quân bên tấn công có khả năng phải chịu tổn thất đáng kể , theo các đánh giá khác nhau, khoảng từ 2- 4% đến 6-7% (tổng số máy bay tham gia chiến dịch tấn công).

Có nghĩa là nếu (bên tấn công) xác định một đòn tấn công như vậy là một phương pháp nhằm làm gián đoạn chương trình hạt nhân của Iran- thì đấy sẽ là một tính toán sai lầm- đòn tấn công đường không quy mô hạn chế chỉ có ý nghĩa là một sự thể hiện “ý chí quyết tâm” tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn hơn và bằng cách đó- buộc giới lãnh đạo Iran phải chấp nhận những nhượng bộ chính trị và quân sự - chiến lược quan trọng (để tránh đòn tấn công quy mô lớn hơn-ND).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/danh-iran-my-cung-se-mat-vang-nhu-nghe-3382231/