Đánh lái khi vào cua nếu mắc sai lầm tài xế dễ 'mất mạng'

Đánh lái là cách thức quay vô lăng sao cho xe di chuyển theo hướng mong muốn. Tuy nhiên có nhiều tài xế thường mắc sai lầm khi ở trong tình huống này nên rất dễ xảy ra sự cố ngoài mong muốn.

Việc lái xe ở những cung đường thẳng khá đơn giản ngay cả với những lái mới. Thế nhưng khi vào những khúc cua thì điều này lại trở nên không hề dễ dàng.

Thực tế, khi lái xe có kinh nghiệm lâu năm, việc lựa chọn thời điểm đánh lái khi vào cua khá dễ dàng như một thói quen, nhiều bác tài điêu luyện còn có thể đánh lái bằng một tay và đôi khi không cần đạp phanh. Thế nhưng đối với những lái mới, kỹ thuật này khá khó khăn, nhất là khi lựa chọn thời điểm đánh lái khi vào cua chính vì thế rất gặp sai lầm.

Đánh lái khi vào cua tránh mắc sai lầm vì rất dễ gây ra tai nạn

Đánh lái khi vào cua tránh mắc sai lầm vì rất dễ gây ra tai nạn

Đánh lái khi vào cua nhưng không chú ý quan sát

Nhiều trường hợp xảy ra như tại khúc cua có phương tiện cùng chiều hoặc ngược chiều đang lưu thông. Hoặc trong trường hợp tài xế không quan sát chú ý, không điều khiển được xe gây ra việc va chạm với người hoặc vật trên đường. Lại co nhiều trường hợp xảy ra khi tài xế không điều chỉnh tốc độ ở khúc cua nên gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Đánh lái khi vào cua quá gấp

Một tai nạn mới đây nhất vừa xảy ra tại Thái Lan do tài xế vào cua quá gấp trong khi chiếc xe tải chở quá nặng và không có gì che chắn thùng xe bên trái nên đã làm rơi hàng trăm chai bia xuống đường. Hậu quả là hàng trăm chai bia vỡ tan tành, bia chảy ra lênh láng cả một đoạn đường. May mắn là không ai bị thương sau vụ tai nạn này.

Giữ thói quen đánh lái chết khi vào cua

Ngoài ra cũng có nhiều tài xế có thói quen đánh lái chết. Điều này không chỉ gây hại lốp xe mà còn làm hư hỏng cả hệ thống lái, nguy hiểm hơn còn làm tài xế mất phương hướng khi xe chuyển động lại.

Quay vô lăng quá mạnh

Hạn chế đánh hết lái, nếu bắt buộc thì cũng không nên quay vô lăng quá mạnh (nghe kêu cái kịch) và ghì chặt quá lâu. Tốt nhất là khi vừa vào hết lái thì trả lái lại một chút.

Không nên đánh lái mạnh khi đậu sát vỉa hè

Hạn chế đánh lái mạnh khi xe đậu sát mép vỉa hè, vì như vậy có thể ép vào lốp xe, hoặc mép vỉa hè chém vào gây hại lốp. Không buông cả 2 tay khỏi vô lăng khi lái xe, dù với bất kỳ lý do nào.

Cách lựa chọn thời điểm đánh lái khi vào cua an toàn

Do đó, để đảm bảo an toàn nhất khi đánh lái vào cua tài xế nhất định phải chỉnh ghế cao hơn so với khi ngồi di chuyển xe trên đường thẳng, nhất là tại những đoạn đường có nhiều khúc cua liên tục.

Hãy quan sát xem đoạn cua ngắn hay dài, điều kiện mặt đường và mật độ lưu thông của xe trên đường hiện tại ra sao. Nên tránh những vật cản tại góc chữ A vì nó dễ làm khuất tầm nhìn. Nên nhớ lúc này hãy tập trung nhiều hơn đến gương chiếu hậu để giữ an toàn cho xe phía sau.

Dù là lái cũ hay lái mới thì khi đánh lái vào cua cũng nên cần phải giảm tốc độ, rà phanh để việc vào cua không bị bất ngờ do tốc độ xe đang di chuyển trước đó.

Trước khi vào cua, tài xế nên chú ý quan sát để định hình được khúc cua hẹp hay rộng, dài hay ngắn, mặt đường có trơn trượt hay gồ ghề. Lỗi này xảy ra với hầu hết các lái xe do chủ quan nên không rà phanh trước khi vào cua hay khi vào cua mới rà phanh. Điều này là không nên do góc cua có thể có vật cản hoặc tác động bất ngờ mà người lái không lường trước được.

Khi xe đã đạt đến tốc độ an toàn, hãy đưa xe vào cua. Hãy ước lượng độ cong chính xác của góc cua để bẻ lái cho phù hợp, tránh trường hợp bẻ lái nhiều lần khi thoát cua. Với những góc cua quá dài hoặc do lần đầu lấy góc ít thì tài xế có thể nhích thêm một chút nữa cho xe về đúng quỹ đạo.

Khi đã thoát khúc cua, người tài xế bắt đầu trả lái thoát cua. Thao tác khá đơn giản, tài xế quay ngược vô lăng để xe có thể trở về quỹ đạo ban đầu.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/danh-lai-khi-vao-cua-neu-mac-sai-lam-de-mat-mang-d162914.html