Danh nhân Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với quê hương Phú Xá

Trân trọng giới thiệu tham luận của Trần Thị Băng Thanh nhan đề Tiến sĩ Nguyễn Kiều - Người đi tìm 'Nhất điểm tinh hoa' tại Tọa đàm 'Danh nhân Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm với quê hương Phú Xá' tổ chức sáng 12/2/2020.

Nguyễn Kiều sinh ngày 26 tháng 2 năm 1695 tại làng Phú Xá, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, trong gia đình nhà Nho, có truyền thống dạy học và làm quan. Năm 18 tuổi, ông đỗ Hương nguyên, năm 21 tuổi đỗ tiến sĩ, khoa thi năm Ất Mùi (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, triều Lê Dụ Tông (1715), được sắc ban giữ chức Cẩn sự tá lang Hiệu úy hàn Lâm Viện. Năm 1717, ông được triều đình giao soạn văn bia tiến sĩ các khoa thi năm 1667, 1683, 1697, 1712, dựng tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Ông là một trong những tác gia xuất sắc của hệ thống văn bia Văn miếu Quốc Tử Giám.

Sáng 12/12/2020, tại UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết, UBND phường Phú Thượng đã tổ chức tọa đàm “Danh nhân Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với quê hương Phú Xá”.

PGS.TS Trương Sỹ Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết, cho biết, năm 2020 là kỷ niệm 325 năm ngày sinh tiến sĩ Nguyễn Kiều (1695 -1752) và 270 năm ngày cụ cùng với các bậc tiên công lập ngôi đình Tụy Lạc của làng Phú Xá (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội). Nguyễn Kiều là một quan chức cấp cao của triều đình nhà Lê, thời buổi “lưỡng đầu chế” của vua Lê – chúa Trịnh.

Năm 1742, Nguyễn Kiều được cử làm chán sứ, cùng Nguyễn Tông Quai làm phó sứ, dẫn đoàn “cán bộ” ngoại giao sang nhà Thanh (Trung Quốc) thực hành nghi thức bang giao. Đúng lúc ấy, ông được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm yêu mến và kết nghĩa giao tình vợ chồng, trong khi hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn.

Tình nhà nghĩa nước đã trở thành thiêng liêng cao cả đối với Đoàn Thị Điểm khi tất cả đối với Đoàn Thị Điểm khi tất cả ngôn từ sáng tạo nghệ thuật được thể hiện trong nội dung tác phẩm “Chinh phụ ngâm”. Ba năm sau, khi hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi sứ (1745), trở về nước năm 1748, ông được cử làm Tham thị Nghệ An. Đồng hành cùng chồng theo đường biển vào nhậm chức; chẳng may trên đường đi, Đoàn Thị Điểm bị cảm nặng rồi qua đời ngày 6/6. Và 4 năm sau, Nguyễn Kiều tạ thế tại quê hương ngày 16/6 theo lịch âm.

Đối với quê hương Phú Xá, vào khoảng ngoài 50 tuổi, với độ già dặn “tri thiên mệnh”, Nguyễn Kiều được triều đình cho phép, tạo điều kiện xây dựng đình làng; cá biệt theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng đóng góp công sức. Nguyễn Kiều có vai trò quyết định. Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm đều xứng đáng vị trí là hai danh nhân văn hóa thời Lê trong lịch sử Việt Nam.

PGS.TS Trương Sỹ Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết

PGS.TS Trương Sỹ Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết

Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đánh giá Nguyễn Kiều nổi tiếng văn thơ, năm 1715 đỗ tiến sĩ, sau đó được bổ dụng năm 1740 được trao chức Quyền thự thiêm đô Ngự sử. Ông là người khiêm nhường, kiệm lời. Nguyễn Kiều đến với Đoàn Thị Điểm khi tuổi đã “tri thiên mệnh”, còn Đoàn Thị Điểm đã qua tuổi thanh xuân. Cuộc hôn nhân giữa hai người là cuộc hôn nhân hiếm có.

Nguyễn Kiều đối với triều chính là một vị quan thanh liêm, ngay thẳng, cần mẫn, một nhà ngoại giao hoàn thành sứ mệnh, về xóm làng, ông chăm lo đời sống cả tinh thần và vật chất cho nhân dân. Ông còn là nhà thơ, nhà bình điểm công bằng.

Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã có những chia sẽ về Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

ThS. Di duệ tiến sĩ Nguyễn Kiều: Nguyễn Kiều thuở nhỏ hay chữ, có tài văn chương. Ông nội là Nguyễn Yên Xuân người làng, được phong tặng chức Tự Khanh, tước Ba; Đặc tiến Kim tứ Vinh lộc Đại phu, Đại lý Tự Khanh, tước Cẩm Xã Bá, Trụ quốc, Thượng liên. Bà nội là Nguyễn Thị Thực, người làng, được phong tặng danh hiệu Tự Phu nhân.

Trong suốt cuộc đời, tiến sĩ Nguyễn Kiều làm quan 37 năm, qua 5 đời vua Lê, chúa Trịnh, ông đã cống hiến cả tuổi trẻ, sức lực của tuổi thanh xuân vì đại nghĩa của dân tộc, của đại danh Phú Xá. Tên tuổi của Nguyễn Kiều được khắc ghi trên bia đá lưu lại tại nhà bia Văn Miếu Quốc Giám không phải chỉ để vinh danh một con người hiền tài, vinh hiển đỗ đạt, làm rạng danh khoa bảng nước nhà mà còn để muôn đời ghi nhớ một tấm gương vất vả lo toan việc nước, việc nhà, để giữ cái gốc văn trị, trí trị, bảo vệ vững chắc nền tảng thái bình, thịnh trị nước nhà đến muôn đời sau.

Thiên Hà

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/danh-nhan-nguyen-kieu-va-nu-si-doan-thi-diem-voi-que-huong-phu-xa-81153